Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 1)

Máy quang phổ cầm tay DR1900 là dòng máy quang phổ khả kiến, được xem là dòng máy có tính năng vượt trội trong lĩnh vực phân tích nước. DR1900 có bước sóng từ 340 đến 800 nm, thường dùng để đo các thông số khác nhau của nước uống, nước thải và các ứng dụng công nghiệp. Máy DR1900 được tích hợp hơn 220 phương pháp phân tích nước lập trình sẵn với khả năng tương thích được nhiều loại cuvet khác nhau.  

Hãy cùng Aquaco xem qua bài viết này để biết được cách sử dụng máy quang phổ DR1900.  

1. Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

Gồm 5 bộ phận chính:  

1, Nắp đậy cốc đo 

2, Buồng đo 

3. Module trống 

4. Buồng gắn pin 

5. Phím công tắc 

 

Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

Hình 1: Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

2. Điểm danh các thành phần cấu tạo nên máy quang phổ cầm tay DR1900 

Khi tiến hành mở hộp, hãy kiểm tra tất cả các thành phần có trong hộp. Hàng hóa được nhận đầy đủ khi có các thành phần dưới đây: 

Các thành phần của máy quang phổ cầm tay DR1900 

Hình 2: Các thành phần của máy quang phổ cầm tay DR1900 

1, Máy DR1900. 

2, Bộ adapter cốc đo (4x). 

3, Pin kiềm AA (4x). 

4, Nắp bảo vệ buồng đo. 

5, Cặp cốc đo 1 – inch vuông  (10ml). 

6, Miếng che bụi. 

Nếu thiếu bất kì thành phần nào hoặc bị hư hỏng, vui lòng liên hệ nhà cung cấp thiết bị hoặc đại diện bán hàng ngay tức thì.

3. Lắp đặt:

Lưu ý khi lắp đặt 

Nhiều nguy hiểm. Chỉ người đủ tiêu chuẩn mới được thực hiện các công việc mô tả trong phần này của tài liệu. 

3.1. Lắp pin vào máy 

Nguy hiểm cháy nổ. Lắp pin không đúng có thể tạo ra khí gây nổ. Đảm bảo pin sử dụng đúng loại hóa học và đặt đúng cực. Không dùng ghép giữa pin cũ và pin mới. 

Nguy hiểm cháy - Pin thay thế khác không được phép sử dụng. Chỉ được dùng loại pin kiềm. 

  • Đảm bảo vặn chặt ốc vào đúng vị trí trên miếng đệm. Không vặn quá chặt. 
  • Máy sử dụng nguồn là 4 pin kiềm AA hoặc pin sạc NiMH để hoạt động. Đảm bảo pin được lắp vào đúng cực. Tham khảo hình đưới đây về việc lắp pin. 

Hình 3: Lắp pin 

3.2. Cách đặt adapter cốc đo 

Máy có một buồng đo có thể sử dụng một adapter cho các kiểu cốc đo khác nhau. Tham khảo bảng 1. Mũi tên trên đỉnh adapter và mũi tên trên buồng đo cho biết hướng đặt cốc đo và đường truyền tia sáng.

Bảng 1: Mô tả adapter 

Adapter Mô tả
Không dùng adapter Cốc vuông 1-inch và Flow-Thru cell
Adapter A Tròn 13mm và vuông 10mm
Adapter B Đường dẫn kép tròn 1-inch
Adapter C Cốc tròn 1-inch và 1cm/10mL
Adapter D Tròn 16mm

Sau khi đã phân biệt được các kiểu adapter, tham khảo hình 4 để biết cách đặt adapter đúng cách.  

 

Cách đặt các adapter cho máy quang phổ cầm tay DR1900

Hình 4: Cách đặt các adapter 

3.3. Cách đặt nắp bảo vệ buồng đo

Nếu máy hoạt động trong môi trường ánh sáng mạnh, đặt nắp che bảo vệ khi dùng cốc/ ống nghiệm đo mà không thể đậy nắp buồng đo. Tham khảo hình 5:

day-nap-bao-ve-buong-do-may-quang-pho-cam-tay-dr1900

Hình 5: Đậy nắp bảo vệ buồng đo 

4. Giao diện sử dụng và điều hướng 

4.1. Chức năng phím bấm 

Tham khảo hình 6 cho biết thông tin mô tả các phím bấm và các nút điều hướng của máy quang phổ cầm tay DR1900. 

chuc nang cac phim bam cua may quang pho cam tay dr1900

Hình 6: Chức năng của các phím bấm 

1 - BACKLIGHT: cài đặt đèn nền sáng bật hoặc tắt  

2 - SETTINGS: thiết lập các tùy chọn 

3 - Chọn phím bên trái, LEFT (tùy theo ngữ cảnh): truy nhập vào các tùy chọn, hủy hoặc thoát khỏi menu hiện tại để trở về menu trước đó. 

4 - Chọn phím bên phải, RIGHT (tùy theo ngữ cảnh): đọc mẫu, chọn và xác nhận tùy chọn, mở các submenu  

5 - Phím điều hướng UP, DOWN, RIGHT, LEFT: dịch chuyển trong menu, nhập số và kí tự vào  

6 - HOME/Options: đến màn hình đọc chính 

4.2. Mô tả màn hình 

Màn hình đọc kết quả hiển thị chế độ được chọn, đơn vị, ngày tháng năm và thời gian, ID người sử dụng và ID mẫu. Tham khảo hình 7 

Màn hình đơn của máy quang phổ cầm tayDR1900

Hình 7: Màn hình đơn 

1, Thanh tiến trình  

2, Tên chương trình và số của chương trình  

3, Giá trị đọc và đơn vị 

4, Bước sóng 

5, Tình trạng pin 

6, Biểu tượng nguồn AC 

7, Thanh kiểm soát cho ống nghiệm TNTplus1 

8, Thời gian và ngày tháng năm   

9, Đọc (tùy ngữ cảnh: DONE, SELECT, START, OK)  

10, Zero (tùy ngữ cảnh: phím điều hướng UP, DOWN, phím mũi tên RIGHT và LEFT)  

11, Tùy chọn (tùy ngữ cảnh: CANCEL, BACK, STOP, EXIT, STORE, SELECT, DESELECT) 

12, Nhận diện người vận hành   

13, Nhận diện mẫu   

*1: Thanh kiểm soát thể hiện mối liên hệ giữa kết quả đọc với thang đo. Giá trị trên thanh cho biết kết quả đọc độc lập với bất kì hệ số pha loãng đã được nhập vào. 

4.3. Sự điều hướng 

Máy có các menu để thay đổi các tùy chọn khác nhau. Sử dụng các phím điều hướng (mũi tên UP, DOWN, RIGHT và LEFT) để chọn sáng các tùy chọn khác nhau. Nhấn chọn phím RIGHT để chọn một tùy chọn. Nhập vào giá trị tùy chọn với phím điều hướng. Nhấn phím điều hướng để nhập vào hoặc thay đổi một giá trị. Nhấn phím mũi tên RIGHT để dịch sang 1 khoảng trắng. Nhấn phím chọn RIGHT phía dưới DONE để chấp nhận giá trị đó. Nhấn phím chọn LEFT để thoát khỏi màn hình menu hiện tại để trở về tùy chọn trước đó. 

5. Khởi động máy

5.1. Cài đặt máy ON hoặc OFF

Nhấn phím POWER để bật/ tắt máy. Nếu máy không bật, kiểm tra các pin đã được lắp đúng cách hay chưa. Giữ phím POWER trong 1 giây để tắt máy. 

Chú ý: Chế độ tự động tắt cũng được sử dụng để tắt máy. Tham khảo phần hướng dẫn mở rộng có trên trang web của nhà sản xuất. 

5.2. Cài đặt ngôn ngữ sử dụng cho máy quang phổ cầm tay DR1900 

Có hai tùy chọn để cài đặt ngôn ngữ sử dụng: 

  • Thiết lập ngôn ngữ màn hình khi máy được bật lần đầu tiên. 

  • Thiết lập ngôn ngữ từ menu SETTINGs  

  • Nhấn SETTINGS > Setup > Language  

  • Chọn một ngôn ngữ từ trong danh sách 

5.3. Cài đặt ngày tháng năm và thời gian  

Có hai tùy chọn để cài đặt ngày tháng năm và thời gian: 

  • Thiết lập ngày tháng năm và thời gian khi máy được bật lần đầu tiên 

  • Thiết lập ngày tháng năm và thời gian từ menu DATE & TIME  

B1. Nhấn SETTINGS > Setup > Date & Time  

B2. Chọn Set Date & Time Format và chọn định dạng cho ngày tháng năm và thời gian  

B3. Chọn Set Date & Time  

B4. Sử dụng phím điều hướng để nhập vào ngày tháng năm và thời gian hiện tại, sau đó nhấn OK 

Trên đây là phần 1 của hướng dẫn sử dụng chi tiết về máy quang phổ cầm tay DR1900. Các đọc giả có thể tiếp tục xem phần 2 hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 tại đây!  

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan về máy quang phổ DR1900 có thể liên hệ trực tiếp với Aquaco theo thông tin dưới đây:

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA   

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM  

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội   

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm: 


Tin tức liên quan

Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý
Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý

2824 Lượt xem

Những năm gần đây, khái niệm về quan trắc chất lượng nước đã không còn xa lạ. Vấn đề này còn được quy định tại chương X của Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ quan chức năng cấp trung ương sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng môi trường thông qua công tác quan trắc. Từ đó sẽ lên biện pháp bảo vệ và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phù hợp với từng địa phương. Việc làm này nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách từng đặt ra trong năm 2020 về việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường toàn quốc.

Tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì? Sự khác biệt giữa TSS và TDS
Tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì? Sự khác biệt giữa TSS và TDS

1388 Lượt xem

Cùng Aquaco tìm hiểu khái niệm tổng chất rắn lơ lửng TSS và tổng lượng chất rắn hòa tan TDS. Phân biệt sự khác biệt giữa TSS và TDS. Tìm hiểu lý do tại sao chúng ta cần đo lường chỉ tiêu TSS trong nước thải.

Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?
Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?

1356 Lượt xem

Độ đục là yếu tố ô nhiễm trong nước có thể quan sát bằng mắt thường. Nước bị đục có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính thường đến từ các chất rắn lơ lửng (TSS) gây cản trở hiệu quả của chất khử trùng. Nguy hiểm hơn có khi các TSS này thậm chí còn ẩn chứa nguồn bệnh tiềm ẩn đối với con người. Và để xử lý vấn đề này cần tiến hành đo bằng các máy đo độ đục phòng thí nghiệm mới có thể khử độ đục hiệu quả nhất. 

Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) là gì?
Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) là gì?

5172 Lượt xem

Như chúng ta đã biết thì ở những khu vực ven biển Việt Nam, ngành nuôi trồng hải sản là một trong những ngành phát triển kinh tế đang rất được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số nơi gặp phải tình trạng năng suất giảm, chất lượng thấp do gặp vấn đề về việc thiếu Oxy hòa tan trong nước (DO). Vậy nồng độ Oxy hòa tan trong nước là gì? Tại sao Oxy hòa tan lại ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật sống dưới nước? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

pH là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải
pH là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải

1619 Lượt xem

Độ pH là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính axit hoặc bazơ của một dung dịch. Việc đo lường độ pH của nước thải là một phần vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý nước thải, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân chúng ta cần đo lường pH trong nước thải qua bài viết dưới đây! 

EZ Series Máy Phân Tích Online - Giải pháp toàn diện của bạn
EZ Series Máy Phân Tích Online - Giải pháp toàn diện của bạn

1027 Lượt xem

Thiết bị cung cấp các giải pháp giám sát cho các ứng dụng công nghiệp và đô thị.

 

Yêu cầu về việc nhận - truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Yêu cầu về việc nhận - truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT

552 Lượt xem

Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghệ Aqua (Aquaco) tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp hệ thống quan trắc môi trường tự động, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư này đặt ra các tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục, nhằm tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ tài nguyên môi trường và duy trì sự minh bạch trong quản lý nhà nước.  

Vị trí quan trắc nước thải là gì?
Vị trí quan trắc nước thải là gì?

1965 Lượt xem

Để có thể quan trắc hiệu quả cần xác định được mục tiêu quan trắc dựa vào các yêu cầu của công tác quản lý môi trường và hiện trạng ô nhiễm của từng môi trường. Khi quan trắc cần đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết quả báo cáo cần lựa chọn đúng vị trí quan trắc nước thải. Vị trí này cần mang đặc trưng xả thải, thuận tiện công tác quan trắc, ngay sau hệ thống XLNT và trước khi đến nguồn tiếp nhận. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn rõ nét hơn về vị trí quan trắc.

Tần suất quan trắc nước mặt
Tần suất quan trắc nước mặt

1285 Lượt xem

Nước mặt chiếm phần lớn diện tích trên bề mặt lục địa và xuất hiện trong phần lớn các hoạt động sinh hoạt - sản xuất của con người. Bên cạnh đó, sự trải dài của nước mặt còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm tiêu cực khiến chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm. Vì thế, nhằm đáp ứng công tác bảo vệ môi trường các chất lượng nước sông cần được thực hiện quan trắc và xác định một tần suất quan trắc nước mặt phù hợp với từng khu vực địa hình.

Quan Trắc Độ Màu Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Chính Xác Với Thiết Bị HACH
Quan Trắc Độ Màu Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Chính Xác Với Thiết Bị HACH

210 Lượt xem

Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm – nơi màu sắc là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm – nước thải lại chính là "tấm gương phản chiếu" những gì còn sót lại sau quá trình sản xuất. Một trong những chỉ tiêu nổi bật chính là độ màu – không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây hệ lụy đến hệ sinh thái nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Theo quy định, độ màu là thông số bắt buộc phải quan trắc trong nước thải dệt nhuộm.

GIẢI PHÁP QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
GIẢI PHÁP QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

60 Lượt xem

Nước thải đô thị là một trong những thách thức lớn nhất trong công tác bảo vệ môi trường tại các thành phố lớn hiện nay. Với nguồn phát sinh đa dạng – từ sinh hoạt, công nghiệp, đến nước mưa chảy tràn – loại nước thải này chứa nhiều chất ô nhiễm khó kiểm soát nếu không có giải pháp giám sát hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, quan trắc tự động nước thải đô thị không chỉ là yêu cầu pháp lý, mà còn là công cụ quan trọng giúp các đô thị vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện đại, minh bạch và bền vững.

Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động
Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động

1038 Lượt xem

Quan trắc giữ vai trò quan trọng trong công tác xử lý nước thải hiện nay. Thế nên nhiều năm nay, các hoạt động quan trắc đã được nhiều doanh  nghiệp đưa vào hoạt động cùng các kế hoạch bảo vệ môi trường. Thế nhưng, trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đã gây áp lực không nhỏ trong công tác xử lý nước thải. Từ đó, khó tránh khỏi việc những doanh nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quan trắc nước thải tự động. Vậy những tiêu chuẩn cần có khi quan trắc nước thải là gì?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng