Chỉ tiêu COD trong nước thải

Nước thải nhà máy và nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân và các sở ban ngành,…. Và COD là một chỉ số cần thiết phải đo lường nhằm mục đích đảm bảo lượng COD không vượt ngưỡng cho phép theo những quy chuẩn Việt Nam. Vậy chỉ tiêu COD trong nước thải là  gì? Làm sao để đo lường được COD trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết này.

1. Chỉ tiêu COD trong nước thải là gì? 

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand hay còn gọi là nhu cầu oxi hóa học. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng nước thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm do các hợp chất hóa học gây ra. Trong đó, các chất ô nhiễm có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ, có thể là hóa chất, dầu mỡ, dung môi, chất tẩy rửa và nhiều hợp chất khác. Khi hàm lượng COD trong nước cao đồng nghĩa với nhu cầu hấp thụ Oxy trong nước cũng tăng theo, điều này kéo theo tình trạng thiếu Oxy cho sinh vật và vi sinh vật sinh sống tại nơi xả thải, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường khu vực. 

2. Tại sao phải đo lường COD trong nước thải? 

  • Chỉ tiêu COD trong nước thể hiện được mức độ ô nhiễm của nước, trong đó lượng chất hữu cơ trong nước thải càng cao nghĩa là mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng và ngược lại. Việc đo lường COD giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý nước thải kiểm soát được chất lượng nước thải, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn về xả thải. 

  • COD phần nào thể hiện được những ảnh hưởng lên môi trường, Các chất hữu cơ trong nước thải khi được xả ra môi trường sẽ tiêu thụ lượng lớn Oxy hòa tan, gây ra hiện tượng thiếu Oxy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật thủy sinh. Giúp ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. 

  • Đo lường chỉ số COD cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. COD thấp có nghĩa là quá trình xử lý đã loại bỏ được một lượng lớn các chất hữu cơ, ngược lại doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải của mình. 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu COD trong nước thải 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu COD trong nước thải. Đầu tiên có thể kể đến là loại chất hữu cơ, xét về thành phần và cấu trúc của các chất hữu cơ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ Oxy hóa khác nhau. 

Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chỉ tiêu COD, nhiệt độ càng cao thì tốc độ diễn ra phản ứng Oxy hóa càng cao nhanh hơn.  

Ngoài ra một số yếu tố khác có thể kể đến là thời gian phản ứng, chất xúc tác, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm và địa hình. 

4. Giới hạn COD trong nước thải 

Đơn vị đo của COD là miligram trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng Oxy cần tiêu hao trên 1 lít dung tích. Tại mỗi quốc gia sẽ có quy định về giới hạn COD cho phép của từng nguồn xả thải khác nhau.  

Ở Việt Nam, giới hạn COD trong nước thải cũng được quy định bởi các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Dựa trên quy chuẩn này, giới hạn COD thường phụ thuộc vào loại nước thải và mục đích sử dụng như sau:  

  • Nước thải công nghiệp: Giới hạn COD thường dao động từ 30 mg/L đến 150 mg/L, tùy thuộc vào loại ngành công nghiệp. 
  • Nước thải sinh hoạt: Giới hạn COD cho nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng từ 30 mg/L đến 75 mg/L 

Tuy nhiên, để biết chính xác giới hạn COD cụ thể cho từng trường hợp chúng ta vẫn nên tham khảo các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý môi trường để đảm bảo cơ sở của mình làm đúng theo quy định. 

Giới hạn COD trong nước thải được quy định khác nhau cho mỗi quốc gia.

5. Các phương pháp đo lường COD trong nước thải 

5.1. Phường pháp dùng Kali permanganat để Oxy hóa các chất hữu cơ 

Trước đây các chuyên gia đã sử dụng Kali permanganat (còn gọi là potassium permanganate) là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là KMnO₄. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên việc Oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch KMnO4 0.1 N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư Kali Pemanganat được chuẩn độ bằng Axit Oxalic 0.1 N. Tuy nhiên, tính hiệu quả của phương pháp này không quá cao trong việc Oxy hóa tất cả các chất hữu cơ tồn tại trong nước nên hiện tại ít được sử dụng.  

5.2. Phương pháp chuẩn độ 

Hiện tại, phương pháp phổ biến nhất là phương pháp chuẩn độ, sử dụng dung dịch chất dichromate K₂Cr₂O₇ để Oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước, sau đó xác định lượng dichromate đã bị khử. Hàm lượng dichromate dư sẽ phản ứng với sắt Amoni sulfate (NH₄)₂Fe(SO₄)₂·6H₂O. Phương pháp này cho hiệu quả cao nhất với chi phí tương đối rẻ, dễ dàng tinh chế và có khả năng gần như Oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ.  

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Kali dichromate là hóa chất độc hại đối với con người và cần tuân thủ biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc. 

5.3. Phương pháp so màu 

Ngoài phương pháp chuẩn độ, người ta còn dùng phương pháp so màu để xác định lượng dichromate đã dùng bằng cách xem xét về sự thay đổi độ hấp thụ của mẫu tại các bước sóng cụ thể qua màu của hóa trị của Crom III và VI.  

Có thể định lượng được lượng Crom (III) trong mẫu sau khi phá mẫu bằng cách đo độ hấp thụ của mẫu ở bước sóng 600nm trong máy quang phổ DR 1900, DR3900 và DR6000. Ngoài ra, mức hấp thụ của Crom (VI) ở bước sóng 420nm có thể được dùng để xác định lượng Crom dư. Từ độ hấp thụ ánh sáng chúng ta có thể xác định được lượng Cr dùng ban đầu và lượng Crom dư, lấy hiệu hai số này ta sẽ có lượng Crom đã sử dụng. Dựa vào đó sẽ tính được chỉ số COD.  

Phương pháp so màu thực hiện rất dễ dàng, với mẫu chuẩn do nhà sản xuất cung cấp nên chúng ta chỉ cần pha mẫu và vận hành máy quang phổ. Nhờ vậy tiết kiệm được nhân lực và giảm thiểu sai sót khi chuẩn độ. 

Thiết bị đo quang phổ hồng ngoại DR6000 có thể được sử dụng trong phương pháp so màu

Thiết bị đo quang phổ hồng ngoại DR6000 có thể được sử dụng trong phương pháp so màu

Xem thêm

Thuốc thử COD phạm vi cực thấp

Thuốc thử COD phạm vi thấp

Thuốc thử COD phạm vi cao

Tóm lại, chỉ tiêu COD là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước thải. Việc đo lường và kiểm soát chỉ tiêu COD trong nước thải góp phần bảo vệ nguồn nước, nâng cao chất lượng môi trường sống và bảo vệ sức khỏe con người. Giảm thiểu lượng COD trong nước thải là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm soát COD trong nước thải, đồng thời ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến là những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Để được tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM. 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 


Tin tức liên quan

Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý
Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý

2843 Lượt xem

Những năm gần đây, khái niệm về quan trắc chất lượng nước đã không còn xa lạ. Vấn đề này còn được quy định tại chương X của Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ quan chức năng cấp trung ương sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng môi trường thông qua công tác quan trắc. Từ đó sẽ lên biện pháp bảo vệ và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phù hợp với từng địa phương. Việc làm này nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách từng đặt ra trong năm 2020 về việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường toàn quốc.

Phân tích chỉ tiêu Sodium (Natri) trong nhà máy nhiệt điện
Phân tích chỉ tiêu Sodium (Natri) trong nhà máy nhiệt điện

168 Lượt xem

Trong các nhà máy nhiệt điện, việc kiểm soát chất lượng nước là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu suất vận hành ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Một trong những chỉ tiêu quan trọng cần được giám sát nghiêm ngặt là chi tiêu Sodium hay ion Natri (Na⁺) – thành phần tuy có nồng độ rất nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn mòn, cáu cặn và độ bền của lò hơi cũng như tuabin hơi nước.

Những quy định về quan trắc môi trường nước mặt lục địa
Những quy định về quan trắc môi trường nước mặt lục địa

1938 Lượt xem

Với diện tích bao phủ phần lớn trên lục địa, nước mặt chiếm giữ vai trò quan trọng trong hầu hết hoạt động sinh tồn của con người. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nguồn nước này ngày càng bị suy giảm về chất lượng và suy thoái dần. Vì thế, việc thực hiện quan trắc môi trường nước mặt lục địa trở thành yêu cầu bắt buộc khi có thể giúp phân tích được mức độ ô nhiễm. Từ đó có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt phù hợp nhất.

Quan trắc nước thải sinh hoạt
Quan trắc nước thải sinh hoạt

2299 Lượt xem

Nước sau sử dụng từ hoạt động thường nhật của con người như tắm giặt, vệ sinh, ăn uống, nấu ăn tại các khu nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện...Những nơi có dân cư đông, lượng nước này thải ra càng nhiều cùng sự phức tạp về các thành phần ngày càng cao. Vì thế, cần phải xử lý các thông số ở mức cho phép tránh gây tác động xấu đến môi trường. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng nước thải luôn đạt chuẩn cần tiến hành quan trắc nước thải sinh hoạt với tần suất tùy mục đích quan trắc.

Phương pháp quan trắc nước thải
Phương pháp quan trắc nước thải

1110 Lượt xem

Quan trắc nước thải là hoạt động theo dõi diễn ra thường xuyên nhằm kiểm soát được nguồn nước thải đã qua xử lý đảm bảo đạt chuẩn. Đồng thời, giúp đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực của nguồn nước thải đối với nguồn tiếp nhận. Tùy theo thông số cần quan trắc mà các chuyên gia, kỹ sư môi trường sẽ đề xuất các thiết bị quan trắc phù hợp. Từ đây, cũng sẽ đưa ra được những phương pháp quan trắc nước thải phù hợp với mỗi thông số.

Ultra Low Range CL17sc - Thiết bị đo Clo dư ngưỡng cực thấp bằng phương pháp so màu
Ultra Low Range CL17sc - Thiết bị đo Clo dư ngưỡng cực thấp bằng phương pháp so màu

222 Lượt xem

Bạn có bao giờ tự hỏi liệu quy trình xử lý nước của mình đã thực sự đạt hiệu quả tối ưu? Clo dư là một yếu tố quan trọng trong quá trình khử trùng nước, nếu hàm lượng Clo không được kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ gây thiệt hại cho các thiết bị và ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra. Ultra Low Range Cl17sc (ULR Cl17sc) ra đời và trở thành một giải pháp đột phá, đảm bảo độ chính xác, kiểm soát tốt lượng Clo dư ở ngưỡng cực thấp giúp quy trình được tối ưu và đạt hiệu quả vận hành.

Độ cứng tổng (Total Hardness) là gì? Đo lường độ cứng tổng như thế nào?
Độ cứng tổng (Total Hardness) là gì? Đo lường độ cứng tổng như thế nào?

1221 Lượt xem

Độ cứng tổng là một chỉ tiêu quan trọng trong ngành khoa học môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý và phân tích nước. Việc hiểu rõ về độ cứng tổng và các phương pháp đo lường có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng nước và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm, các tác động của độ cứng tổng ảnh hưởng đến sức khỏe, các phương pháp đo lường và các ứng dụng của độ cứng tổng.  

Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?
Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?

1449 Lượt xem

Phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý hấp thụ mẫu đã nhiều năm trở lại đây đã trở nên khá quen thuộc trong quan trắc môi trường. Với sự có mặt của các máy quang phổ, hoạt động này ngày càng khẳng định được sự hiệu quả mà chúng mang lại. Cùng hoạt động sôi nổi của nhiều hãng sản xuất, các máy quang phổ ngày càng đa dạng về chức năng. Và để lựa chọn thiết bị phù hợp, cần làm rõ vấn đề “Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?”. Nội dung sẽ được cụ thể hóa trong bài viết bên dưới.

Những Thay Đổi Quan Trọng Trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp
Những Thay Đổi Quan Trọng Trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

1664 Lượt xem

Aquaco xin cập nhật đến Quý khách hàng những thay đổi quan trọng trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

Quan trắc nước thải y tế
Quan trắc nước thải y tế

1122 Lượt xem

Nước thải y tế thường lẫn nhiều hợp chất hữu cơ, vi khuẩn, các chế phẩm thuốc, dư lượng thuốc kháng sinh…Do đó cần được thu gom và xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều cơ sở y tế chưa đáp ứng được quy định về nước thải. Vì thế cần phải giám sát liên tục nhằm phát hiện sự cố và cảnh báo sớm những biến động ảnh hưởng đến khả năng xử lý cũng như hiệu suất hoạt động của thống. Đó cũng là chủ đề bài viết mà AQUACO muốn mang đến bạn - quan trắc nước thải y tế.

Sự cần thiết của báo cáo quan trắc môi trường nước mặt
Sự cần thiết của báo cáo quan trắc môi trường nước mặt

1415 Lượt xem

Thực hiện báo cáo quan quan trắc nhằm đánh giá tác động của môi trường đến chất lượng nước mặt sau khi tiến hành quan trắc. Từ những dữ liệu về các thông số ghi nhận được sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ ô nhiễm. Sau khi xác định nguồn phát sinh ô nhiễm sẽ đưa ra các giải pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm kịp thời. Vì thế các, báo cáo quan trắc môi trường nước mặt cần đảm bảo tính chính xác về dữ liệu, nguồn thải…để đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý chất lượng nước mặt.

AQUACO - Đơn vị đại lý HACH ủy quyền trực tiếp tại Việt Nam
AQUACO - Đơn vị đại lý HACH ủy quyền trực tiếp tại Việt Nam

493 Lượt xem

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ Aqua là đơn vị đại lý HACH được ủy quyền trực tiếp tại Việt Nam chính thức từ năm 2021. Với vai trò này, AQUACO tự hào mang đến cho khách hàng trong nước các giải pháp đo lường nước hàng đầu thế giới, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực quan trắc môi trường. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng