pH là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải

Độ pH là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính axit hoặc bazơ của một dung dịch. Việc đo lường độ pH của nước thải là một phần vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý nước thải, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân chúng ta cần đo lường pH trong nước thải qua bài viết dưới đây! 

1. pH là gì?  

pH là viết tắt của Pondus Hydrogenii, đây là một khái niệm hóa học quan trọng, biểu thị mức độ hoạt động của ion H+ trong dung dịch. Trong môi trường nước thải pH đóng vai trò như một thước đo giúp đánh giá tính chất của nước thải là axit, bazơ hay trung tính. Nước thải có độ pH phù hợp đồng nghĩa với quá trình XLNT sẽ diễn ra hiệu quả hơn. 

Độ pH thường được biểu thị bởi một thang đo. Thang đo này thường dao động từ 0 đến 14, trong đó: 

  • pH = 7: Dung dịch trung tính (như nước tinh khiết). 

  • pH < 7: Dung dịch có tính axit (càng nhỏ, tính axit càng mạnh) 

  • pH > 7: Dung dịch có tính bazơ (càng lớn, tính bazơ càng mạnh). 

Thang đo pH

2. Các phương pháp đo lường độ pH trong nước thải 

Có rất nhiều phương pháp để đo lường độ pH trong nước thải. Một số phương pháp phổ biến là dùng giấy quỳ tím, bút đo pH hoặc các thiết bị đo pH. 

2.1. Quỳ tím:  

Đầu tiên có thể thực hiện phương pháp này bằng cách nhỏ từng giọt nước thải vào giấy quỳ tím. Khi màu sắc của giấy thay đổi sẽ nói lên được tính axit hoặc bazơ của nước. Khi giấy quỳ chuyển sang màu đỏ thì nước có tính axit, giấy quỳ chuyển sang màu xanh biểu thị tính bazơ.  

Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện vô cùng đơn giản, chi phí thấp và cho ra kết quả rất nhanh, tuy nhiên kết quả chỉ mang tính chất tương đối và chỉ ph hợp cho những đánh giá sơ bộ. 

2.2. Bút đo pH hoặc các dạng máy đo pH cầm tay:  

Phương pháp này cũng rất dễ để thực hiện, chỉ cần cho nước thải tiếp xúc với đầu dò của máy hoặc bút, con số hiển thị trên bút sẽ cho chúng ta biết độ pH cụ thể của nguồn nước. 

Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng và có thể đo trực tiếp trong mẫu nước. Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao hơn và bút cũng cần được hiệu chuẩn định kì để cho ra kết quả chuẩn xác nhất. 

Máy đo pH cầm tay

2.3. Máy đo pH - cảm biến đo pH: 

Tương tự như việc sử dụng bút đo pH và máy đo pH cầm tay, phương pháp này cũng cho phép nhúng trực tiếp đầu cảm biến vào nước thải để đo lường độ pH. Điểm khác biệt là phương pháp này cho phép đo lường liên tục ở độ chính xác cao nhất, các dữ liệu có thể được thu thập, lưu trữ và truyền về hệ thống giám sát. Phương pháp này thích hợp cho các phòng thí nghiệm và các hệ thống xử lý nước thải lớn cần lắp đặt trạm quan trắc.  

Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao và cần người vận hành có chuyên môn cao. 

Sensor pH dùng để đo pH

Sensor pH dùng để đo độ pH trong nước thải

Lưu ý:  

Trong quá trình đo lường có một số yếu tố cần quan tâm đến như nhiệt độ, độ ổn định và loại bỏ một số chất gây nhiễu để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo tối ưu nhất. 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong nước thải 

Độ pH trong nước thải có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: 

3.1. Thành phần của nước thải 

Các thành phần của nước thải tác động trực tiếp đến độ pH của nước thải bao gồm:  

  • Chất hữu cơ: Sự phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước thải tạo ra các axit hữu cơ tác động làm giảm độ pH của nước thải. 

  • Chất vô cơ: Các muối vô cơ như muối cacbonat, bicacbonat có thể làm tăng độ pH trong nước thải.    

  • Các ion kim loại: Một số ion kim loại như sắt, nhôm có thể tạo thành các hợp chất hydroxit, làm thay đổi độ pH. 

3.2. Quá trình sinh học: 

  • Quá trình hô hấp của vi sinh vật tiêu thụ Oxy và tạo ra CO2 tác động làm giảm nồng độ pH. 

  • Quá trình chuyển hóa Amoniac thành nitrat tiêu thụ một lượng lớn các ion H+ tác động làm tăng độ pH trong nước thải. 

  • Quá trình khử các ion nitrat thành nitrit hoặc khí Nitơ tạo ra các ion OH-  làm tăng độ pH. 

3.3. Các điều kiện môi trường: 

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến độ pH có thể kể đến là: 

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học dẫn đến sự thay đổi độ pH trong nước thải. 

  • Độ muối: Độ muối trong nước thải cao có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng ion trong nước, làm thay đổi nồng độ pH. 

  • Ánh sáng: Ánh sáng có thể kích thích sự phát triển của các loại tảo, làm thay đổi độ pH thông qua quá trình quang hợp. 

3.4. Các yếu tố khác: 

  • Lượng mưa: Lượng mưa có thể làm pha loãng nước thải làm cho độ pH trong nước thải bị thay đổi. 

  • Các hoạt động của con người: Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt cũng có thể thải ra các chất làm thay đổi độ pH trong nước thải. 

  • Loại nước thải: Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau (như dệt nhuộm, cao su) sẽ có độ pH khác nhau do sử dụng các hóa chất và tải lượng khác nhau. 

  • Bùn hoạt tính: Nước thải chứa nhiều bùn hoạt tính có thể làm tăng tính axit và giảm độ pH. 

  • Các yếu tố môi trường khác: Thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH trong nước thải. 

4. Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải: 

Việc đo lường độ pH trong nước thải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước và hiệu quả của quá trình xử lý nước thải.  

4.1. Tại sao độ pH lại quan trọng đến vậy? 

Đầu tiên, có thể kể đến độ pH là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý sinh học. Mỗi loại vi sinh vật có một khoảng pH tối ưu để hoạt động hiệu quả. Nếu độ pH không phù hợp đồng nghĩa với việc hoạt động của vi sinh vật sẽ bị ức chế, làm giảm hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải. 

Độ pH cũng ảnh hưởng đến quá trình hóa học, nhiều quá trình hóa học trong xử lý nước thải như keo tụ, trung hòa phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Ví dụ, quá trình keo tụ sẽ diễn ra hiệu quả nhất trong khoảng pH từ 6 – 9 tùy thuộc vào chất keo tụ là phèn nhôm hay phèn sắt. 

Độ pH ổn định giúp chúng ta bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ sinh thái môi trường nước. Nước thải có độ pH không phù hợp có thể gây hại cho hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật trong nước và đất. 

Nhiều quốc gia có quy định nghiêm ngặt về độ pH của nước thải trước khi xả ra môi trường. Việc đo lường độ pH trong nước thải giúp chúng ta dễ dàng theo dõi và đánh giá chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý. Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về xả thải, giúp các doanh nghiệp tránh bị phạt. 

4.2. Những tác hại có thể xảy ra nếu độ pH không ổn định: 

  • Nếu độ pH quá thấp đồng nghĩa với tính axit trong nước thải cao, có thể gây ăn mòn các thiết bị xử lý, làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Đồng thời, tính axit cao cũng làm giảm hiệu quả của quá trình xử lý sinh học. 

  • Độ pH quá cao nghĩa là tính bazơ trong nước thải cao, điều này gây ra hiện tượng kết tủa các kim loại nặng, làm tắc nghẽn đường ống và ảnh hưởng đến quá trình lắng trong quy trình xử lý nước thải. 

Tóm lại, việc đo lường độ pH trong nước thải là một bước quan trọng trong quá trình kiểm soát chất lượng nước thải. Bằng cách đo pH thường xuyên, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả quá trình xử lý, bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn. 

Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM. 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 

Một số thông tin có thể ban đang quan tâm:

Tham khảo hệ thống quan trắc nước thải

6 chỉ tiêu cơ bản trong một hệ thống quan trắc nước thải

Chỉ tiêu COD trong nước thải

Tại sao phải quan trắc chỉ tiêu Amoni trong nước thải


Tin tức liên quan

Chỉ tiêu COD trong nước thải
Chỉ tiêu COD trong nước thải

101 Lượt xem

Nước thải nhà máy và nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân và các sở ban ngành,…. Và COD là một chỉ số cần thiết phải đo lường nhằm mục đích đảm bảo lượng COD không vượt ngưỡng cho phép theo những quy chuẩn Việt Nam. Vậy chỉ tiêu COD trong nước thải là  gì? Làm sao để đo lường được COD trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết này.
Nguyên tắc lựa chọn thiết bị quan trắc nước thải online
Nguyên tắc lựa chọn thiết bị quan trắc nước thải online

251 Lượt xem

Quan trắc nước thải tự động để xác định các thông số: nhiệt độ, lưu lượng, độ pH, các chỉ tiêu hóa học, hợp chất gây ô nhiễm,...bằng các thiết bị quan trắc nước thải online. Chỉ tiêu quan trắc được giám sát tại kênh xả thải cuối đối với các khu sản xuất tập trung; tại ống xả thải đối với các hoạt động sản xuất có quy mô nhỏ. Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn các thiết bị quan trắc. Làm thế nào để lựa chọn đúng thiết bị quan trắc nước thải online, hãy cùng AQUACO tham khảo bài viết này.
Thiết bị đo Clo dư cầm tay DR300
Thiết bị đo Clo dư cầm tay DR300

864 Lượt xem

Clo được xem như hóa chất sử dụng để khử trùng nước mang lại hiệu quả cao cùng với giá thành hợp lý nên rất được tin dùng. Dù không phải là hóa chất có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe con người thế nhưng nếu Clo dư được xác định bằng các máy đo clo trong nước vượt mức cho phép có khả năng để lại những hậu quả khó lường.
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

1311 Lượt xem

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn tiềm năng kinh tế dồi dào. Từ lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, phát triển giao thông thủy, cấp nước cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những điều này đã gây áp lực về sự ô nhiễm cho hệ thống sông. Việc tiếp nhận quá nhiều chất ô nhiễm từ nước thải khiến nước sông mất đi độ sạch và dần suy giảm về chất lượng. Vì thế, các hoạt động quan trắc nước sông được tiến hành liên tục nhằm thu được kết quả quan trắc chất lượng nước sông khả quan hơn.
Giới thiệu máy quang phổ cầm tay DR1900 
Giới thiệu máy quang phổ cầm tay DR1900 

152 Lượt xem

Máy quang phổ cầm tay DR1900 được xem là dòng máy có tính năng vượt trội trong lĩnh vực phân tích nước vì được thiết kế rất nhỏ gọn và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó máy DR1900 còn được tích hợp hơn 220 phương pháp phân tích nước lập trình sẵn với khả năng tương thích được nhiều loại cuvet khác nhau.   Vậy hãy cùng Aquaco tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến dòng máy quang phổ cầm tay DR1900 này! 
Những điều cần quan tâm trong quan trắc nước thải công nghiệp
Những điều cần quan tâm trong quan trắc nước thải công nghiệp

1090 Lượt xem

Nước thải từ các hoạt động sản xuất chứa hóa chất, nguyên liệu, các chất phụ gia... khiến nguồn nước này bị ô nhiễm. Tùy vào từng ngành công nghiệp và phương thức xả thải mà sự ô nhiễm này sẽ có mức độ khác nhau. Theo quy định, nước thải công nghiệp phải xử lý trước khi thải vào môi trường. Và cùng sự hỗ trợ của các hệ thống quan trắc giúp đánh giá được sự đạt chuẩn của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Vậy quan trắc nước thải công nghiệp là gì, hãy cùng AQUACO tìm hiểu.
Thiết bị quan trắc nước mặt
Thiết bị quan trắc nước mặt

582 Lượt xem

Thực hiện quan trắc nước mặt nhằm cảnh báo sớm các biến động có thể xảy ra. Từ đây có thể chuẩn bị các phương án phòng bị phù hợp. Tuy nhiên để hệ thống quan trắc nước mặt vận hành ổn định và mang lại hiệu quả cao cần lựa chọn các thiết bị quan trắc nước mặt phù hợp và đạt chuẩn. Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết này, Aquaco mong rằng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho việc lựa chọn thiết bị quan trắc cho hệ thống quan trắc của bạn.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng