Các phương pháp đo oxy hòa tan, đánh giá ưu - nhược điểm và lựa chọn tối ưu

Để đảm bảo chất lượng nguồn nước và bảo vệ môi trường sống của các sinh vật thủy sinh, việc xác định hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một trong những công việc quan trọng hàng đầu. Qua việc đo lường, chúng ta có thể đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. 

Có bao nhiêu phương pháp đo lường Oxy hòa tan trong nước? Mỗi phương pháp có những ưu - nhược điểm nào? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Giới thiệu sơ lược về Oxy hòa tan (DO) 

Oxy hòa tan (DO) là lượng oxy phân tử hòa tan trong nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của các sinh vật thủy sinh. Giống như con người cần không khí để thở, cá và các sinh vật dưới nước cũng cần oxy hòa tan để duy trì sự sống. Khi hàm lượng DO giảm xuống dưới mức cần thiết, các sinh vật sẽ gặp khó khăn trong hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt. 

Xem thêm về Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) là gì? 

2. Tầm quan trọng của việc đo lường DO 

Việc đo lường hàm lượng DO không chỉ giúp đánh giá được chất lượng nước trong các hệ thống sông, hồ, biển và các khu vực nước tự nhiên khác mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: 

  • Nghiên cứu môi trường: Giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các quá trình sinh học xảy ra trong môi trường nước, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. 

  • Nuôi trồng thủy sản: Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc theo dõi DO là cần thiết để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho các loài thủy sản. Giúp người nuôi thủy sản điều chỉnh các yếu tố môi trường để đảm bảo sự phát triển hệ sinh thái. 

  • Xử lý nước thải: Bên cạnh đó, DO cũng là một chỉ số quan trọng để kiểm soát quá trình xử lý nước thải, nhằm đảm bảo rằng nước đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi thải ra môi trường.  

Sử dụng cảm biến đo DO trong nước

3. Các phương pháp xác định hàm lượng Oxy hòa tan 

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng oxy hòa tan, nhưng có ba phương pháp chính và mỗi phương pháp đều có những ưu - nhược điểm riêng:  

3.1. Phương pháp hóa học (tiêu chuẩn Winkler) 

Phương pháp Winkler là một trong những phương pháp truyền thống để đo DO. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là dựa trên phản ứng giữa Oxy hòa tan và Mangan Sunfat trong môi trường kiềm. Sản phẩm tạo thành sau đó sẽ phản ứng với Kali iodua để giải phóng iot. Lượng iot giải phóng sẽ tỉ lệ thuận với lượng Oxy hòa tan ban đầu. 

Ưu điểm của phương pháp này là tính chuẩn xác cao, các bước thực hiện khá đơn giản và không đòi hỏi thiết bị hiện đại phức tạp. Tuy nhiên nhược điểm chính là quá trình thực hiện mất nhiều thời gian, không phù hợp với việc đo liên tục hoặc trong các điều kiện ngoài trời và dễ xảy ra sai số do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. 

 

Thuốc thử dùng trong phương pháp Winkler

3.2. Phương pháp sử dụng cảm biến DO 

Hiện nay, có hai loại cảm biến DO phổ biến là cảm biến màng (membrane) và cảm biến quang học. Cả hai đều có khả năng đo DO nhanh chóng và chính xác. 

Cảm biến điện hóa - cảm biến màng 

Phương pháp này sử dụng các cảm biến điện hóa để đo trực tiếp hàm lượng DO trong nước. Cảm biến DO hoạt động dựa trên nguyên lý điện hóa khi Oxy khuếch tán qua màng vào cực âm sẽ tạo ra một dòng điện tỉ lệ thuận với nồng độ Oxy.  

Để đảm bảo độ chính xác, điện cực cần được hiệu chuẩn thường xuyên và mẫu nước phải được khuấy nhẹ. 

Cảm biến quang học 

Phương pháp này sử dụng cảm biến quang học đây là một phương pháp hiện đại sử dụng công nghệ dựa trên sự hấp thụ ánh sáng của một hóa chất phản ứng với Oxy.  

Các cảm biến này ít cần bảo trì hơn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ mặn hay nhiệt độ, hydro sunfua và các khí hòa tan khác. Đảm bảo kết quả có độ chính xác cao, thu được kết quả nhanh và không yêu cầu sử dụng nhiều hóa chất, độ ổn định và khả năng tái tạo nhanh. Tuy nhiên chi phí thiết bị thường cao hơn so với các phương pháp khác. 

Cảm biến LDO đo nồng độ Oxy hòa tan - đo quang học

3.3. Phương pháp đo màu  

Sử dụng Indigo carmine phản ứng với DO trong nước tạo ra màu xanh lam tỷ lệ thuận với nồng độ DO. Trực tiếp so sánh màu xanh lam bằng trực quan với biểu đồ hoặc đọc bằng máy đo màu hoặc máy quang phổ để có kết quả. Phương pháp dễ dàng thực hiện, có tính di động nên phù hợp để sử dụng ở hiện trường nhưng cũng cần đảm bảo nước phải trong suốt và không có hạt. 

 

4. Phương pháp nào hiệu quả và chính xác nhất? 

Trong tất cả các phương pháp trên xét theo thực tế hiện trạng thì từng lựa chọn phương pháp đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện làm việc và các yếu tố khác như: 

  • Độ chính xác yêu cầu: Nếu cần độ chính xác cao, phương pháp dùng cảm biến điện hóa hoặc cảm biến quang học đều rất phù hợp. 

  • Chi phí: Xét thep phương diện chi phí, phương pháp hóa học thường sẽ có chi phí thấp hơn. 

  • Thời gian đo: Nếu cần kết quả nhanh, phương pháp đo cảm biến điện hóa hoặc quang học là lựa chọn tốt. 

  • Điều kiện làm việc: Nếu cần phải đo lường ở hiện trường khó tiếp cận và cần kết quả nhanh chóng thì nên cân nhắc đến phương pháp đo màu. 

Hiện nay, phương pháp điện cực được đánh giá là hiệu quả và chính xác nhất nhờ các ưu điểm vượt trội như: Có thể đo được liên tục, nhanh chóng, kết quả cho độ chính xác cao, khả năng tự động hóa và dễ sử dụng. 

Lưu ý trước khi tiến hành đo DO 

  • Mẫu nước cần được thu thập ở độ sâu thích hợp và tránh tiếp xúc với không khí để tránh làm sai lệch kết quả đo DO. 

  • Mẫu nước sau khi thu thập cần được bảo quản đúng cách, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao để duy trì độ chính xác. 

  • Thiết bị đo cần được hiệu chuẩn định kì để đảm bảo độ chính xác trong quá trình đo. 

  • Người thực hiện đo DO cần tuân thủ các quy định về an toàn, sử dụng găng tay và thiết bị bảo hộ khi cần. 

  • Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo là nhiệt độ, áp suất, độ mặn, các chất hữu cơ có trong nước. Ngoài ra còn có sự chuyển động của nước như sóng, dòng chảy cũng ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán oxy làm lệch kết quả đo.    

Tóm lại, xác định hàm lượng oxy hòa tan trong nước là một bước quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái nước. Việc lựa chọn phương pháp đo phù hợp sẽ giúp đảm bảo kết quả chính xác và đáp ứng yêu cầu của từng nghiên cứu. Với sự phát triển của công nghệ, việc đo lường DO ngày càng trở nên chính xác, tiện lợi và ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Thông tin về AQUACO có thể xem thêm tại: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm

1. Hệ thống quan trắc nước thải

2. Chỉ số BOD trong nước nói lên điều gì?

3. Chỉ số TDS là gì? TDS trong nước bao nhiêu thì uống được? 

4. pH là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải

5. Chỉ tiêu COD trong nước thải

6. Tại sao phải quan trắc chỉ tiêu Amoni trong nước thải?


Tin tức liên quan

Thiết bị phá mẫu COD HACH DRB200
Thiết bị phá mẫu COD HACH DRB200

2096 Lượt xem

COD (Chemical Oxygen Demand) là khái niệm đặc trưng cho nhu cầu oxy hóa học. COD là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Hàm lượng COD trong nước càng cao chứng tỏ hàm lượng các chất hữu cơ trong nước càng nhiều.

Máy quang phổ để bàn đa chỉ tiêu HACH DR3900
Máy quang phổ để bàn đa chỉ tiêu HACH DR3900

1823 Lượt xem

Phân tích trắc quang hay gọi chung là các phương pháp phân tích quang học dựa trên sự hấp thụ của chất cần xác định với tia sáng thuộc vùng tử ngoại, ánh sáng khả kiến. Nguyên tắc cơ bản của phép đo màu quang phổ là dựa vào lượng ánh sáng được hấp thu để xác định được hàm lượng thành phần các chất có trong chất cần xác định. Dựa vào nguyên tắc này, sự ra đời của các máy đo màu quang phổ, tích hợp sẵn các phép đo quang đã góp phần không nhỏ trong việc đo đạc, phân tích chất lượng nước hiện nay.

Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường nước mặt?  
Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường nước mặt?  

199 Lượt xem

Nước mặt đóng vai trò tối quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá liên tục đã khiến các vùng nước mặt quá tải, thậm chí ô nhiễm, gây tác động không nhỏ đến cuộc sống thường nhật. Việc quan trắc môi trường nước mặt sẽ giúp kiểm soát được chất lượng nước, đưa ra những cảnh báo sớm và dự trù phương hướng giải quyết khi những báo cáo quan trắc cho chúng ta thấy những thông số về nguồn nước mặt vượt ngưỡng an toàn. 

Vietwater 2022 – Tham dự triển lãm Ngành nước cùng AQUACO
Vietwater 2022 – Tham dự triển lãm Ngành nước cùng AQUACO

667 Lượt xem

P23 - Khu B
P23 - Khu B

Triển lãm và Hội thảo quốc tế về Ngành cấp thoát nước, Công nghệ lọc nước và Xử lý nước thải tại Việt Nam - Vietwater đã chính thức mở cửa để chào đón tất cả các khách chuyên ngành vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay (7/11/2022) tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính cấp thiết của đề tài quan trắc chất lượng nước hiện nay
Tính cấp thiết của đề tài quan trắc chất lượng nước hiện nay

2343 Lượt xem

Nước giữ vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, góp phần tạo nên sự thành công của lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thế nhưng, tài nguyên nước hiện nay lại đang chịu áp lực từ việc gia tăng dân số, công nghiệp hóa... Nhu cầu lượng nước sinh hoạt ngày càng tăng đến sự ô nhiễm từ nước thải khiến tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ thực trạng này, các nghiên cứu về đề tài quan trắc chất lượng nước trong nhiều năm trở lại đây được thực hiện thường xuyên hơn.

Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ
Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ

910 Lượt xem

Việt Nam có thế mạnh về hệ thống nước mặt với hơn 2360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên, chưa kể đến các con suối, ao hồ...Nguồn nước mặt này giữ vai trò quan trọng trong phát triển và sinh tồn của con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là nguồn nước mặt này đang dần bị ô nhiễm và suy thoái. Vì thế cần có một biện pháp bảo vệ và giữ sạch nguồn nước quan trọng này. Trong đó, công tác quan trắc là một nhiệm vụ cần phải thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường nước mặt hiện nay.

Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023
Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023

375 Lượt xem

AQUACO Hân hạnh là nhà đồng tài trợ cho Giải bóng đá Mini Nam 2023, Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023.

Tìm hiểu về các thiết bị quan trắc
Tìm hiểu về các thiết bị quan trắc

207 Lượt xem

Hiện nay, trước nhu cầu lắp đặt ngày càng nhiều các trạm quan trắc, có rất nhiều các công ty cung cấp các dịch vụ quan trắc với giá thành cạnh tranh. Trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu sơ qua một vài thiết bị quan trắc cơ bản để quý khách hàng hiểu rõ và chọn lựa được cho mình nơi cung cấp thiết bị quan trắc chính hãng, có bảo hành và bảo trì định kỳ, uy tín. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng