Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) là gì?

Như chúng ta đã biết thì ở những khu vực ven biển Việt Nam, ngành nuôi trồng hải sản là một trong những ngành phát triển kinh tế đang rất được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay một số nơi gặp phải tình trạng năng suất giảm, chất lượng thấp do gặp vấn đề về việc thiếu Oxy hòa tan trong nước (DO). Vậy nồng độ Oxy hòa tan trong nước là gì? Tại sao Oxy hòa tan lại ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật sống dưới nước? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

1. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) là gì? 

1.1. Khái niệm nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO) 

Nồng độ Oxy hòa tan (DO - Dissolved Oxygen) trong nước là lượng phân tử Oxy phân tử dạng khí hòa tan trong nước ở một thời điểm nhất định, được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Oxy này rất quan trọng đối với sự sống của các sinh vật thủy sinh như cá, tôm, cua, rong rêu... Cũng giống như con người cần Oxy để thở, các sinh vật dưới nước cũng cần Oxy để hô hấp và duy trì sự sống.  

Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước cũng như khả năng tự làm sạch của nước. Nồng độ DO cao cho thấy rằng nước có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm nhanh hơn, giúp duy trì môi trường sống tốt cho các sinh vật. Ngược lại, nồng độ DO thấp có thể gây khó khăn cho sự hô hấp của các sinh vật này và có thể dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt. 


Nồng độ Oxy hòa tan trong nước (DO)

1.2. Đơn vị đo và giá trị tiêu chuẩn 

Nồng độ oxy hòa tan thường được đo bằng đơn vị mg/L (miligam trên lít). 

Thông thường, nồng độ DO lý tưởng cho các hệ sinh thái nước ngọt thường dao động từ 8-10 mg/L. Tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sinh vật sống trong nước và điều kiện môi trường xung quanh. 

Nếu nồng độ DO mà giảm xuống chỉ còn khoảng 4-5 mg/l thì hầu hết các loài sinh vật trong nước sẽ chết, hoặc bị giảm sút đi nhiều. Trong trường hợp hàm lượng DO giảm còn 0 có nghĩa là trong nước sẽ diễn ra quá trình phân hủy kém, màu sắc trở thành màu đen và gây mùi rất khó chịu. 

2. Tại sao nồng độ oxy hòa tan trong nước lại quan trọng? 

Nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) được xem là một chỉ số rất quan trọng lý do là vì chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của các sinh vật dưới nước. Một số lý do có thể kể đến như:  

  • Oxy hòa tan trong nước là một chất cần thiết để các sinh vật như cá, tôm, và các loài thủy sinh khác có thể thực hiện trao đổi chất với môi trường sống nhằm tạo ra năng lượng để sinh trưởng và phát triển. Nồng độ DO thấp có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, từ đó dẫn đến sự phát triển chậm thậm chí là dẫn đến chết hàng loạt của các sinh vật này. 

  • Nồng độ DO trong nước cao thường chỉ ra rằng nước có chất lượng tốt, nguồn nước sạch, ít ô nhiễm và có khả năng tự làm sạch. Nước có nồng độ DO cao có thể phân hủy các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm nhanh hơn. Vì Oxy hòa tan là cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học của các chất hữu cơ. Vi khuẩn và các vi sinh vật khác sử dụng Oxy để phân hủy các chất thải hữu cơ, giúp làm sạch nước. 

  • Bên cạnh đó nồng độ Oxy hòa tan cũng giúp kiểm soát tốt các mùi hôi ở trong nước. Nồng độ DO thấp có thể dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn kỵ khí, gây ra mùi hôi khó chịu và sản sinh các chất độc hại như H₂S (hydro sulfide). 

  • Trong quá trình xử lý nước thải, nồng độ DO cũng là một chỉ số quan trọng. Vi khuẩn hiếu khí (cần oxy) được sử dụng để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy việc duy trì nồng độ DO ở mức thích hợp là rất cần thiết. 

  • Một hệ sinh thái nước khỏe mạnh cần có nồng độ DO ổn định để duy trì sự cân bằng sinh thái và hỗ trợ đa dạng sinh học. 

Hệ sinh thái nước khỏe mạnh

Hệ sinh thái nước khỏe mạnh - DO dồi dào

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Oxy hòa tan 

Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Oxy hòa tan DO bao gồm: 

  • Nhiệt độ: Khi nhiệt độ nước tăng, nồng độ Oxy hòa tan thường giảm.  
  • Áp suất khí quyển: Áp suất khí quyển cao giúp tăng khả năng hòa tan của Oxy trong nước và ngược lại. 
  • Độ mặn: Độ mặn cao làm giảm khả năng hòa tan của Oxy.  
  • Hoạt động của sinh vật: Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra Oxy, làm tăng hàm lượng DO trong nước, đặc biệt vào ban ngày. Trong khi quá trình hô hấp của sinh vật lại tiêu thụ Oxy.  
  • Ô nhiễm: Các chất hữu cơ trong nước thải khi phân hủy sẽ tiêu thụ một lượng lớn Oxy, làm giảm nồng độ DO.  

4. Làm thế nào để tăng oxy trong nước? 

Khi nồng độ Oxy trong nước không đủ sẽ gây ra tác động tiêu cực đến động vật thủy sinh. Chất lượng nước suy giảm, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ hệ sinh thái. Gây hại cho sự phát triển, sinh sản và thậm chí là sự tồn tại. Do đó, trong ngành chăn nuôi thủy sản, việc theo dõi nồng độ Oxy và tăng cường Oxy đúng lúc rất quan trọng. 

4.1. Tăng Oxy bằng phương pháp sinh học 

Trồng cây thủy sinh như rong, tảo trong nước có thể sản xuất Oxy thông qua quá trình quang hợp. Đây là phương pháp kinh tế và khoa học nhất. Sử dụng các phương pháp tự nhiên để tăng lượng Oxy trong ao mà không làm ảnh hưởng đến sinh vật. Bên cạnh đó, lá xanh của tế bào thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển đổi khí cacbonic và nước thành glucozơ và Oxy.  

Việc sử dụng phương pháp này để tăng DO yêu cầu cân nhắc đến điều kiện đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng. Vì khi có đủ ánh sáng, các thực vật thủy sinh chỉ thực hiện quang hợp. Vào ban đêm hoặc khi không có ánh sáng, các thực vật thực hiện hô hấp sẽ tiêu thụ Oxy trong nước. \

Tăng Oxy bằng phương pháp sinh học 

Tăng Oxy bằng phương pháp sinh học

4.2. Tăng Oxy bằng phương pháp vật lý 

Sử dụng các máy móc và thiết bị như máy phun khí, để liên tục bơm khí vào nước hoặc sử dụng máy khuấy (Mechanical Agitation) nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí làm tăng hàm lượng Oxy trong nước.  

Ngoài ra cũng có thể dùng phương pháp sục khí (Aeration), trực tiếp đưa Oxy xuống đáy hồ để tăng diện tích tiếp xúc và thời gian tiếp xúc giữa khí và nước. Sử dụng máy sục khí để tăng cường sự khuếch tán Oxy từ không khí vào nước. Hiện tại, đây là phương pháp hiệu quả và thường được sử dụng trong các ao nuôi trồng thủy sản và trong hệ thống xử lý nước thải. 

4.3. Tăng Oxy bằng phương pháp hóa học 

Rải các viên nén tăng oxy, hydrogen peroxide và một số chất hoạt động bề mặt lên hồ để tăng hàm lượng oxy trong nước trong thời gian ngắn. Phương pháp này thích hợp để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi nước bị thiếu oxy nghiêm trọng và không có máy phun khí. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện cẩn thận để tránh gây hại cho môi trường và sinh vật. 

Tóm lại, hàm lượng oxy hoa tan trong nước là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước và sức khỏe của hệ sinh thái đối với mọi sinh vật sống dưới nước. Việc theo dõi và kiểm soát nồng độ DO là rất cần thiết để bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường nước. Giúp ngành nuôi trồng thủy hải sản ngày càng phát triển. 

Thông tin về AQUACO có thể xem thêm tại: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm

1. Hệ thống quan trắc nước thải

2. Hệ thống quan trắc nước mặt

3. Chỉ số TDS là gì? TDS trong nước bao nhiêu thì uống được? 

4. pH là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường độ pH trong nước thải

5. Chỉ tiêu COD trong nước thải

6. Tại sao phải quan trắc chỉ tiêu Amoni trong nước thải?


Tin tức liên quan

Những quy định về quan trắc môi trường nước mặt lục địa
Những quy định về quan trắc môi trường nước mặt lục địa

1332 Lượt xem

Với diện tích bao phủ phần lớn trên lục địa, nước mặt chiếm giữ vai trò quan trọng trong hầu hết hoạt động sinh tồn của con người. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nguồn nước này ngày càng bị suy giảm về chất lượng và suy thoái dần. Vì thế, việc thực hiện quan trắc môi trường nước mặt lục địa trở thành yêu cầu bắt buộc khi có thể giúp phân tích được mức độ ô nhiễm. Từ đó có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt phù hợp nhất.

Hệ thống quan trắc nước thải là gì ?
Hệ thống quan trắc nước thải là gì ?

919 Lượt xem

Xử lý nước thải ngoài xây dựng các hệ thống xử lý nước thải còn cần phải thực hiện quan trắc nước thải. Việc làm này giúp các đơn vị hạn chế được các biến động có thể xảy ra đối với nguồn tiếp nhận. Vì thế có thể thấy chú trọng xây dựng hệ thống quan trắc mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, đồng thời giúp các đơn vị thực hiện đúng các quy định về quan trắc nước thải. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về hệ thống quan trắc nước thải là gì và những yêu cầu cơ bản khi xây dựng hệ thống này.

Tần suất quan trắc nước thải định kỳ
Tần suất quan trắc nước thải định kỳ

820 Lượt xem

Quan trắc nước thải không còn là khái niệm xa lạ trước thực trạng nước thải bị ô nhiễm như hiện nay. Hệ thống này giúp đánh giá được hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Đồng thời dựa vào các kết quả phân tích có kiểm soát được thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý ô nhiễm trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Và để duy trì hiệu quả, hệ thống này cần được thực hiện theo định kỳ. Vậy quan trắc nước thải định kỳ cần lưu ý những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiều nhé.

Hệ thống quan trắc online
Hệ thống quan trắc online

1142 Lượt xem

Ngày nay, với sự tiến bộ về khoa học và công nghệ các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường cũng được rút ngắn khá nhiều thời gian thực hiện. Nổi bật trong đó có thể kể đến sự xuất hiện của các hệ thống quan trắc online trong công tác kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý. Cùng với những lợi ích to lớn mà quan trắc online đem lại nên ngày càng có nhiều công ty áp dụng. Bên cạnh đó cùng với những quy định ban hành kèm theo đã cho thấy lợi ích cũng như vai trò cần thiết của các hệ thống này

Tìm hiểu về hoá chất phòng thí nghiệm
Tìm hiểu về hoá chất phòng thí nghiệm

1179 Lượt xem

Hóa chất phòng thí nghiệm là các chất có độ tinh khiết cao, được sản xuất với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ và tỉ lệ tạp chất, sử dụng cho mục đích kiểm định thành phần của chất lượng nước, không khí,… Những hoá chất tinh khiết và chuẩn mực thì kết quả sau khi kiểm định sẽ chính xác, ít sai số, vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn nơi cung cấp nguồn hoá chất an toàn, chính hãng và được đánh giá cao trên thị trường.

Quy định về tần suất quan trắc nước thải
Quy định về tần suất quan trắc nước thải

1439 Lượt xem

Nước thải chứa nhiều chất độc hại với những hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển động thực vật. Vì thế, cần một hệ thống xử lý các chất ô nhiễm trước khi xả thải. Và để kiểm soát nước thải sau xử lý đạt chuẩn, ngày nay các hệ thống quan trắc ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Thế nhưng thực hiện quan trắc cũng cần có một tần suất hợp lý để tránh lãng phí nhân lực và vật chất. Điều này cũng được nêu rõ trong nhiều quy định về tần suất quan trắc nước thải. 

Quan trắc nước thải y tế
Quan trắc nước thải y tế

829 Lượt xem

Nước thải y tế thường lẫn nhiều hợp chất hữu cơ, vi khuẩn, các chế phẩm thuốc, dư lượng thuốc kháng sinh…Do đó cần được thu gom và xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều cơ sở y tế chưa đáp ứng được quy định về nước thải. Vì thế cần phải giám sát liên tục nhằm phát hiện sự cố và cảnh báo sớm những biến động ảnh hưởng đến khả năng xử lý cũng như hiệu suất hoạt động của thống. Đó cũng là chủ đề bài viết mà AQUACO muốn mang đến bạn - quan trắc nước thải y tế.

Quan trắc online là gì?
Quan trắc online là gì?

699 Lượt xem

Cuộc sống hiện đại ngày càng đặt vấn đề môi trường và hệ sinh thái lên hàng đầu. Vậy làm thế nào để biết được không gian sống quanh ta có đáp ứng đủ các yếu tố chuẩn mực về môi sinh?  Quan trắc online ra đời chính là để đáp ứng cho nhu cầu này. Vậy khi thực hiện hệ thống này cần đáp ứng những tiêu chí nào. Và làm thế nào để đảm bảo hệ thống luôn vận hành đạt chuẩn? Hãy cũng Aquaco tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng