Tính cấp thiết của đề tài quan trắc chất lượng nước hiện nay
Nước giữ vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, góp phần tạo nên sự thành công của lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thế nhưng, tài nguyên nước hiện nay lại đang chịu áp lực từ việc gia tăng dân số, công nghiệp hóa... Nhu cầu lượng nước sinh hoạt ngày càng tăng đến sự ô nhiễm từ nước thải khiến tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ thực trạng này, các nghiên cứu về đề tài quan trắc chất lượng nước trong nhiều năm trở lại đây được thực hiện thường xuyên hơn.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài quan trắc
Tùy vào đặc tính nguồn nước và nhu cầu sử dụng mà mục đích nghiên cứu có thể khác nhau. Tuy nhiên, kết quả của quá trình nghiên cứu cần dựa hai mục tiêu:
- Đánh giá được chất lượng, hiện trạng của nguồn nước.
- Đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm (nếu có) bảo vệ môi trường.
Các nội dung nghiên cứu về đề tài quan trắc chất lượng nước
Nội dung của các đề tài này nên làm rõ các vấn đề sau:
- Khát quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế, vị trí của nơi cần quan trắc
- Khảo sát hiện trường, xây dựng chương trình và thời gian tiến hành quan trắc
- Xác định số lần lấy mẫu và vị trí lấy mẫu.
- Đánh giá chất lượng nước qua kết quả thu được từ quá trình quan trắc
- Lập phép so sánh về chất lượng nước qua từng năm hoặc mỗi tại cùng một vị trí
- Xác định được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước
- Đề xuất giải pháp phù hợp
Việc xác định đề tài và nghiên cứu đúng về quá trình quan trắc góp phần giúp việc triển khai xây dựng hệ thống quan trắc nước thải đạt hiệu quả và cảnh báo kịp thời về nguồn nước. Từ nhiều đề tài quan trắc chất lượng nước, có thể đưa ra nhận định về hệ thống quan trắc nước thải cần dựa vào 3 yếu tố:
- Hệ thống quan trắc có thể gồm nhiều điểm quan trắc được xây dựng từ kết quả của quá trình nghiên cứu về: vị trí địa lý, tốc độ phát triển kinh tế của khu vực...
- Thông số quan trắc: Có thể lấy mẫu và phân tích các thông số nhiệt độ, độ đục, EC, độ mặn, pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4 + , Tổng Nitơ, Tổng Photpho, kim loại... Và tùy thuộc vào điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất mà quá trình nghiên cứu đề tài quan trắc chất lượng nước có thể đề xuất thêm các chỉ tiêu phù hợp.
- Về tần suất quan trắc: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nguồn nước và mức độ ô nhiễm.
Sau khi ghi nhận được các kết quả phân tích về quá trình quan trắc, các nghiên cứu này cần đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Ngoài việc xây dựng các khu xử lý, hệ thống thu gom, việc đẩy mạnh sự tham gia của các hoạt động quan trắc nước thải (có thu phí) cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Tùy vào tình hình thực tế, hoạt động nghiên cứu đề tài quan trắc chất lượng nước có thể tiếp tục thực hiện. Sự tiếp diễn được quan trắc tại nhiều thời điểm để ghi nhận thêm sự thay đổi chất lượng nước và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước. Song song với hoạt động này, cần tăng thêm chi phí cho hệ thống quan trắc nước thải. Bên cạnh đó, cần nâng cấp các trạm quan trắc để phù hợp với yêu cầu quan trắc cao hơn.
Một số tài liệu tham khảo khi thực hiện đề tài quan trắc chất lượng nước
- Bộ TNMT (2015) QCVN08: 2005/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- Viện tiêu chuẩn chất lượng: TCVN 6663-3:2008 và TCVN 5994-1995
- Báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo kinh tế - xã hội của khu vực tại thời điểm thực hiện đề tài quan trắc chất lượng nước.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về đề tài quan trắc chất lượng nước https://aquaco.vn/he-thong-nuoc-cap.html hoặc tư vấn giải pháp về thiết kế - lắp đặt các trạm quan trắc nước https://aquaco.vn/thiet-bi-quan-trac-online/.
Xem thêm thông tin của AQUACO tại website https://aquaco.vn/ hoặc nhận thêm tư vấn chi tiết về đề tài quan trắc chất lượng nước tại:
Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA
Địa chỉ: 171 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (028) 6276 4726
Hotline: 0768 764 726
Email: info@aquaco.vn
Xem thêm