Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả

Clo dư là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến chất lượng nước cấp sinh hoạt. Việc hiểu rõ tác dụng của Clo trong quá trình xử lý nước, những điều nguy hại mà chúng ta có thể gặp phải khi tiếp xúc trực tiếp với lượng Clo dư này mỗi ngày và cách khắc phục khi nồng độ Clo dư vượt ngưỡng cho phép là những điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta. 

 

1. Tại sao chúng ta lại dùng Clo trong quá trình xử lý nước? 

Clo là một trong những chất khử trùng phổ biến và lâu đời nhất trong xử lý nước sạch. Bất chấp sự phát triển của nhiều công nghệ xử lý hiện đại, Clo vẫn được ưa chuộng nhờ vào tính hiệu quả cao, khả năng ứng dụng rộng rãi và chi phí thấp. Đặc biệt, Clo giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật trong mạng lưới cấp nước, đảm bảo nguồn nước đến tay người dân an toàn cho sinh hoạt và ăn uống. 

2. Khi nào Clo dư trong nước có lợi? 

Theo QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng Clo dư trong nước sạch cần được duy trì ở mức 0,2 - 1 mg/L trong mạng lưới đường ống. Mức Clo này đảm bảo diệt khuẩn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm vi khuẩn khi nước di chuyển qua các đường ống cấp nước. 

Để duy trì chất lượng nước ổn định, các nhà máy xử lý nước cấp phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trong đó Clo dư là một trong những chỉ tiêu quan trọng được giám sát chặt chẽ. 

3. Clo dư vượt ngưỡng tác động như thế nào đến sức khỏe và đời sống 

Mặc dù Clo đóng vai trò quan trọng trong việc diệt khuẩn, nhưng khi nồng độ Clo dư vượt ngưỡng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống: 

  • Kích ứng da và niêm mạc: Nồng độ Clo cao có thể gây ra kích ứng da, ngứa, viêm da và đỏ mắt, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm điều này có thể tồi tệ hơn. 

  • Tác động đến hệ hô hấp: Việc tiếp xúc lâu dài với nước có nồng độ Clo dư cao trong thời gian dài có thể gây hại cho hệ hô hấp, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gây hen suyễn hoặc suy giảm miễn dịch. 

  • Mùi hăng khó chịu: Nước có nồng độ Clo cao thường có mùi hăng đặc trưng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

  • Hư hỏng thiết bị và đồ dùng: Clo dư có thể làm hư hại đường ống nước, thiết bị kim loại và khiến quần áo nhanh bạc màu, dễ rách. 

  • Nguy cơ gây ung thư: Một trường hợp khá hiếm gặp khác là Clo dư khi phản ứng với các hợp chất hữu cơ trong nước có thể tạo ra các chất độc hại như Trihalomethanes (THMs), một hợp chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư. 

Dị ứng do nước hồ bơi chứa clo dư vượt ngưỡng

Dị ứng do nước hồ bơi chứa clo dư vượt ngưỡng (hình ảnh tham khảo)

4. Cách khắc phục và kiểm soát nồng độ Clo dư 

Việc kiểm soát nồng độ Clo dư trong nước là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt. Các đơn vị cấp nước cần thường xuyên giám sát và điều chỉnh nồng độ Clo thông qua các hệ thống đo lường tự động. Ngoài ra đối với nhà máy xử lý nước cấp có công suất > 200 m³/ngày đêm bắt buộc phải lắp đặt trạm quan trắc tự động để theo dõi nồng độ Clo và các thông số khác như pH, độ đục, màu sắc, vi khuẩn và vi sinh vật,…  

Bên cạnh đó, người dân cũng có thể chủ động kiểm tra chất lượng nước tại nhà bằng các thiết bị đo cầm tay hoặc lắp đặt hệ thống lọc nước để loại bỏ Clo dư nếu cần nâng cao chất lượng nước hơn nữa. 

Một cách khắc phục khác có thể sử dụng là dùng phương pháp khử trùng thay thế, có thể xem xét sử dụng các phương pháp khử trùng khác như ozon hoặc tia UV để giảm sự phụ thuộc vào Clo. 

5. Một số thiết bị đo và giám sát Clo dư hiệu quả 

Để kiểm soát nồng độ Clo dư trong nước một cách hiệu quả, các nhà máy nước bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Dưới đây là một số thiết bị đo Clo dư được khuyến nghị: 

Thiết bị phân tích chlorine cl17sc 

Máy quang phổ hồng ngoại DR6000 

Máy quang phổ để bàn DR3900 

Thiết bị phân tích đa chỉ tiêu SL1000 (PPA) 

Máy đo so màu cầm tay DR900 

Máy quang phổ cầm tay DR1900 

Que thử Clo dư 

 

 

Tất cả các thiết bị trên đều đến từ hãng HACH - một đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị phân tích môi trường, được Aquaco phân phối trực tiếp dưới sự ủy quyền trực của hãng, đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao, giúp các đơn vị và hộ gia đình an tâm về chất lượng nước sử dụng.  

Tại Aquaco chúng tôi cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến và thiết bị đo lường chính xác giúp giám sát nồng độ Clo dư trong nước sinh hoạt. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu giám sát của quý khách hàng. 

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 

 


Tin tức liên quan

Quy định về quan trắc xả nước thải
Quy định về quan trắc xả nước thải

847 Lượt xem

Ngoài xây dựng hệ thống xử lý nước thải, việc sở hữu hệ thống quan trắc đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với một số đơn vị tùy theo công suất xả thải. Quá trình quan trắc chỉ thực sự hiệu quả khi có thể giúp nhận định chính xác về hiện trạng nước thải. Đồng thời mang đến những kết quả xác thực nhằm góp phần cho quá trình đề xuất phương án xử lý phù hợp mức độ ảnh hưởng của nước thải. Tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu này, trong khi thực hiện cần đáp ứng các quy định về quan trắc xả nước thải.

Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục 
Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục 

4162 Lượt xem

Để đáp ứng yêu cầu pháp luật thì các thiết bị quan trắc cần được kiểm định và hiệu chuẩn, Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết này để biết được và hiểu được các thông tin, khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị. Các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục.

Máy đo Clo dư cầm tay DR300
Máy đo Clo dư cầm tay DR300

3269 Lượt xem

Clo là hóa chất được sử dụng rất nhiều trong làm sạch nước vì khả năng khử trùng hiệu quả và ít tốn kém. Tuy nhiên, Clo sau quá trình khử trùng cần được lọc sạch tránh phát sinh mùi hôi khó chịu và gây hại đến sức khỏe con người. Trong đó, lượng Clo cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ TNMT là <0,2mg/lít; và để kiểm tra nồng độ clo đang có trong nước có thể sử dụng máy đo clo dư cầm tay DR300. Với cách làm này, người dùng có thể nhanh chóng thực hiện và kịp thời xử lý được nồng độ Clo dư trong nước.

So sánh TOC và COD: Điểm khác biệt, mối quan hệ và ứng dụng trong phân tích nước
So sánh TOC và COD: Điểm khác biệt, mối quan hệ và ứng dụng trong phân tích nước

151 Lượt xem

Trong lĩnh vực phân tích chất lượng nước, đặc biệt là nước thải, TOC và COD là hai chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước. Mặc dù cả hai đều liên quan đến hàm lượng chất hữu cơ nhưng hai chỉ tiêu này cũng có những điểm khác biệt cơ bản về bản chất đo lường và phương pháp phân tích. 

Tần suất quan trắc môi trường nước thải
Tần suất quan trắc môi trường nước thải

1375 Lượt xem

Việc thực hiện quan trắc nước thải đã trở thành hoạt động quen thuộc với nhiều đơn vị và được tiến hành song song cùng hoạt động xử lý nước thải. Từ đó cho thấy trắc nước thải ngày càng  chiếm giữ vai trò quan trọng khi có thể cung cấp những dữ liệu cần thiết về hiện trạng nước thải cũng như góp phần đưa ra hướng xử lý phù hợp với mức độ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuy nhiên, cần phải xác định tần suất quan trắc môi trường nước thải phù hợp mới có thể mang lại kết quả chính xác nhất.

Quy định Quan Trắc Nước Mặt
Quy định Quan Trắc Nước Mặt

2368 Lượt xem

Nước mặt chiếm hơn 70% diện tích trên bề mặt lục địa và cung cấp phần lớn lượng nước cho các hoạt động của con người. Thế nhưng trước áp lực của nền kinh tế và sự gia tăng dân số không ngừng đã khiến nguồn nước này dần suy thoái và ô nhiễm đến mức báo động. Vì thế việc thực hiện quan trắc nước mặt hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường hiện nay. Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định khi tiến hành quan trắc cũng cần tuân thủ theo quy định quan trắc nước mặt để đạt hiệu quả cao nhất.

Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT
Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT

2319 Lượt xem

Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ
Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ

1089 Lượt xem

Việt Nam có thế mạnh về hệ thống nước mặt với hơn 2360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên, chưa kể đến các con suối, ao hồ...Nguồn nước mặt này giữ vai trò quan trọng trong phát triển và sinh tồn của con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là nguồn nước mặt này đang dần bị ô nhiễm và suy thoái. Vì thế cần có một biện pháp bảo vệ và giữ sạch nguồn nước quan trọng này. Trong đó, công tác quan trắc là một nhiệm vụ cần phải thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường nước mặt hiện nay.

Các chỉ tiêu cần phân tích trong hệ thống quan trắc nước cấp
Các chỉ tiêu cần phân tích trong hệ thống quan trắc nước cấp

349 Lượt xem

Nước sạch là yếu tố thiết yếu với đời sống con người và sự phát triển bền vững của xã hội. Để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn an toàn, việc áp dụng hệ thống quan trắc nước cấp là vô cùng quan trọng. Hệ thống này không chỉ giúp giám sát chất lượng nước theo thời gian thực mà còn hỗ trợ phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm, tối ưu hóa quá trình xử lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các chỉ tiêu quan trọng cần phân tích trong hệ thống quan trắc nước cấp.

Test Strip 5 in 1: Hướng dẫn sử dụng que thử nhanh chất lượng nước
Test Strip 5 in 1: Hướng dẫn sử dụng que thử nhanh chất lượng nước

2259 Lượt xem

Que "Test Strip 5 in 1" của HACH là một sản phẩm dùng để đo đa chỉ số như Clo tự do, Clo tổng, độ cứng tổng, độ kiềm tổng và độ pH. Sản phẩm này có thể kiểm tra nhanh chóng và dễ dàng năm chỉ số chất lượng nước quan trọng, mang lại hiệu quả đo lường nhanh chóng, dễ sử dụng và cho kết quả đáng tin cậy. Vây sản phẩm này sẽ thật sư mang đến các ưu điểm gì, cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải.
Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải.

1663 Lượt xem

Trạm quan trắc là một trong những hoạt động không thể thiếu trong công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở. Bên cạnh đó, tiến hành quan trắc nước thải trở thành yêu cầu bắt buộc cho một số đối tượng đã cho thấy sự cần thiết của quan trắc. Việc lựa chọn xây dựng một trạm quan trắc nước thải còn mang lại lợi ích lâu dài về kinh tế. Và để hoàn thiện hơn khi thi công cần tuân thủ theo các quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải. Hãy cùng Aquaco tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản này nhé.

Theo quy định tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý?
Theo quy định tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý?

1171 Lượt xem

Quan trắc nước thải là hoạt động có tính chất thường xuyên và đem lại kết quả lâu dài vì thế cần có sự chuẩn bị chu đáo từ tất cả các giai đoạn. Sự đầu tư này cần được tính toán hợp lý nhằm mang lại lợi ích sử dụng cao nhất và tiết kiệm được chi phí về nhân sự, chi phí. Hiện nay, theo các quy định tần suất quan trắc nước thải tùy thuộc vào các yếu tố đặc trưng từng ngành sẽ có số lần thực hiện quan trắc khác nhau. Hãy cùng Aquaco tham khảo để có thể xác định được tần suất đúng theo quy định nhé.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng