Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT

Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; 

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; 

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 

1. Tóm tắt các quy định về việc yêu cầu lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm đối với các đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo Thông tư 17/2021/TT-BTNMT. 

Điều 13. Giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất  

Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ ngày đêm được thực hiện như sau. 

1.1. Thông số giám sát: 

  • Lưu lượng khai thác của từng giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác thuộc công trình; 

  • Mực nước trong giếng khai thác đối với giếng khoan, giếng đào; 

  • Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có); 

  • Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc thực hiện giám sát các thông số quy định trên, điều khoản này còn phải giám sát thông số mực nước trong các giếng quan trắc. 

1.2. Hình thức giám sát: 

  • Đối với công trình có quy mô từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát định kỳ đối với các thông số lưu lượng, mực nước và chất lượng nước trong quá trình khai thác. 

  • Đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm yêu cầu giám sát tự động và trực tuyến đối với thông số lưu lượng, 

  • Đối với công trình có quy mô từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm yêu cầu giám sát tự động và trực tuyến đối với thông số lưu lượng và mực nước. 

  • Đối với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên yêu cầu giám sát tự động và trực tuyến đối với thông số lưu lượng, mực nước và mực nước trong các giếng quan trắc. 

1.3. Chế độ giám sát: 

a) Đối với thông số giám sát tự động, trực tuyến, không quá 01 giờ 01 lần; 

b) Đối với các thông số giám sát định kỳ, không quá 24 giờ 01 lần và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát trước 10 giờ sáng ngày hôm sau đối với thông số lưu lượng, mực nước; đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích; 

Vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (nếu có). 

Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước 

1. Đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của thiết bị đo đạc, quan trắc tại công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. 

2. Hoàn thành việc kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu thường xuyên, liên tục và định kỳ vào hệ thống giám sát theo quy định của Thông tư này trước khi vận hành khai thác tại công trình. 

3. Lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Hiệu lực thi hành 

Cơ sở có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đảm bảo các yêu cầu về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền, cập nhật số liệu về hệ thống giám sát theo quy định tại Thông tư này trước ngày 31/12/2023, đối với công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép, trước ngày 31/12/2022, đối với công trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2021 và thay thế Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 

Xem thông tin chi tiết thông tư 17 tại đây

Cùng xem Quan trắc nước ngầm mang lại lợi ích gì

2. Tại sao phải tiến hành lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm 

Việc tiến hành lắp đặt các trạm quan trắc nước ngầm nhằm mục đích: 

2.1. Quản lý tài nguyên nước:  

Quan trắc nước ngầm cung cấp các thông tin về lưu lượng, mực nước, và sự biến đổi của nguồn nước dưới mặt đất. Dựa vào dữ liệu này, cơ quan quản lý có thể đưa ra quyết định về sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững hơn. 

2.2. Giám sát chất lượng nước:  

Trạm quan trắc nước ngầm giúp theo dõi các chỉ số chất lượng nước như nồng độ các hợp chất hóa học (như nitrat, amoniac, kim loại nặng) và vi sinh vật (như vi khuẩn, vi rút). Điều này giúp phát hiện sớm các tình trạng ô nhiễm, đảm bảo sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn nước ngầm. 

2.3. Phát hiện sớm ngập nước và sự cố:  

Trạm quan trắc nước ngầm cũng giúp cảnh báo sớm về tình trạng ngập nước, giảm thiểu thiệt hại cho cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn cho toàn xã hội. 

2.4. Tuân thủ quy định và hướng dẫn:  

Hơn hết việc lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm cũng giúp cơ sở, tổ chức đáp ứng được yêu cầu của các quy định và hướng dẫn liên quan đến quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. 

quan-trac-nuoc-ngam-du-an-mani-thai-nguyen

Trạm quan trắc nước ngầm dự án Mani Thái Nguyên

Tóm lại, việc lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm là cực kì cần thiết để bảo vệ nguồn nước và đảm bảo sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững. 

3. Hệ thống quan trắc nước ngầm của AQUACO 

Hệ thống quan trắc nước ngầm đạt chuẩn của AQUACO đảm bảo đầy đủ các thiết bị quan trắc như lưu lượng, mức nước, được bố trí tại từng giếng. Kết hợp với hệ thống kết nối, truyền dẫn dữ liệu gồm các local datalogger ở mỗi giếng và một datalogger nhận tất cả dữ liệu quan trắc ghi nhận được và đặt tại giếng trung tâm.  
Các dữ liệu được truyền đi của hệ thống quan trắc nước ngầm tự động, liên tục được xử lý tại phòng điều khiển phục vụ cho việc giám sát, quản lý nội bộ. Dữ liệu quan trắc được truyền đến sở TNMT thông quan đường truyền IP tĩnh (internet) bằng phương thức FTP và đảm bảo được lưu tập tin dưới dạng *.txt theo quy định hiện hành. 

Xem thêm thông tin về trạm quan trắc nước ngầm

Thông tin chi tiết về AQUACO vui lòng xem tại đây:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Trụ sở chính: Số 23, Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  


Tin tức liên quan

Làm sao quan trắc chất lượng nước đúng cách?
Làm sao quan trắc chất lượng nước đúng cách?

725 Lượt xem

Thực hiện quan trắc là hoạt động đo đạc thường xuyên về các tính chất vật lý, hóa học,...với các chỉ tiêu cùng tần suất thời gian đã được xác định từ trước. Quan trắc cần đảm bảo tính chính xác và đứa ra được những đánh giá tin cậy về hiện trạng môi trường tại thời điểm được quan trắc. Quan trắc chất lượng nước còn làm hoạt động thực thi theo đúng pháp luật về bảo vệ môi trường. Vậy làm như thế nào để có thế đạt được hiệu quả cao khi quan trắc, hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết dưới đây.

Quy định về Quan Trắc Tự Động đối với Nước Thải Sinh Hoạt Khu Đô Thị tại Việt Nam
Quy định về Quan Trắc Tự Động đối với Nước Thải Sinh Hoạt Khu Đô Thị tại Việt Nam

163 Lượt xem

Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt tại Việt Nam, lượng nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị gia tăng đáng kể. Nếu không được kiểm soát và xử lý đúng cách, nước thải có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để giải quyết vấn đề, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều quy định, trong đó có yêu cầu lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải. Đây là giải pháp hiệu quả giúp giám sát chất lượng nước thải, đảm bảo tuân thủ pháp luật và giảm nguy cơ bị xử phạt.

Quan Trắc Nước Thải Chăn Nuôi: Giải Pháp Toàn Diện Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Năm 2025
Quan Trắc Nước Thải Chăn Nuôi: Giải Pháp Toàn Diện Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Năm 2025

271 Lượt xem

Ngành chăn nuôi tại Việt Nam đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu như thịt, trứng và sữa cho hàng triệu người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các trang trại chăn nuôi cũng kéo theo một vấn đề nan giải đó là ô nhiễm từ nước thải. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, Nitơ, Photpho, vi khuẩn và mùi hôi, nếu không được quản lý đúng cách, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.

Sự khác biệt giữa NTU, FNU, FTU, FAU và JTU trong đo độ đục nước là gì?
Sự khác biệt giữa NTU, FNU, FTU, FAU và JTU trong đo độ đục nước là gì?

1823 Lượt xem

Trong lĩnh vực phân tích nước, việc đo lường độ đục giúp xác định các vấn đề liên quan đến ô nhiễm và kiểm soát chất lượng nước. Để đo độ đục, nhiều đơn vị đo lường khác nhau đã được phát triển, trong đó có NTU, FNU, FTU, FAU và JTU. Mỗi đơn vị đo lường này đều có phương pháp đo và ứng dụng riêng. Hãy cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về các đơn vị đo lường này và phân tích những ưu - nhược điểm của từng đơn vị đo. 

Chi Phí Lắp Đặt Trạm Quan Trắc Nước Thải Nhà Máy Bia
Chi Phí Lắp Đặt Trạm Quan Trắc Nước Thải Nhà Máy Bia

341 Lượt xem

Đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp thực phẩm, đồ uống, đặc biệt là các nhà máy bia, nước thải thường sẽ có đặc tính ô nhiễm rất cao. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết điều này qua màu sắc và mùi của nước thải. Và nhà máy bia là đối tượng được quy định rõ ràng về việc quan trắc nước thải đầu ra trước khi thải ra môi trường.

Tổng Nitơ trong nước thải là gì? Cách xác định tổng nitơ trong nước thải.
Tổng Nitơ trong nước thải là gì? Cách xác định tổng nitơ trong nước thải.

939 Lượt xem

Các tiêu chuẩn Việt Nam ngày càng nghiêm ngặt đối với các nguồn thải, đặc biệt là nguồn nước thải ra môi trường. Vậy nên, việc đo lường và kiểm soát các thành phần bao gồm tổng nitơ trong nước thải là điều cần thiết phải làm để kịp thời có những giải pháp xử lí giúp cho môi trường chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp. 

Có những cách nào để xác định tổng nitơ trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ
Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ

1056 Lượt xem

Việt Nam có thế mạnh về hệ thống nước mặt với hơn 2360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên, chưa kể đến các con suối, ao hồ...Nguồn nước mặt này giữ vai trò quan trọng trong phát triển và sinh tồn của con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là nguồn nước mặt này đang dần bị ô nhiễm và suy thoái. Vì thế cần có một biện pháp bảo vệ và giữ sạch nguồn nước quan trọng này. Trong đó, công tác quan trắc là một nhiệm vụ cần phải thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường nước mặt hiện nay.

Những Thay Đổi Quan Trọng Trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp
Những Thay Đổi Quan Trọng Trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

876 Lượt xem

Aquaco xin cập nhật đến Quý khách hàng những thay đổi quan trọng trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

Tần suất quan trắc môi trường nước thải
Tần suất quan trắc môi trường nước thải

1326 Lượt xem

Việc thực hiện quan trắc nước thải đã trở thành hoạt động quen thuộc với nhiều đơn vị và được tiến hành song song cùng hoạt động xử lý nước thải. Từ đó cho thấy trắc nước thải ngày càng  chiếm giữ vai trò quan trọng khi có thể cung cấp những dữ liệu cần thiết về hiện trạng nước thải cũng như góp phần đưa ra hướng xử lý phù hợp với mức độ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuy nhiên, cần phải xác định tần suất quan trắc môi trường nước thải phù hợp mới có thể mang lại kết quả chính xác nhất.

Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải.
Quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải.

1603 Lượt xem

Trạm quan trắc là một trong những hoạt động không thể thiếu trong công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở. Bên cạnh đó, tiến hành quan trắc nước thải trở thành yêu cầu bắt buộc cho một số đối tượng đã cho thấy sự cần thiết của quan trắc. Việc lựa chọn xây dựng một trạm quan trắc nước thải còn mang lại lợi ích lâu dài về kinh tế. Và để hoàn thiện hơn khi thi công cần tuân thủ theo các quy định lắp đặt trạm quan trắc nước thải. Hãy cùng Aquaco tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản này nhé.

Quan trắc nước ngầm mang lại lợi ích gì?
Quan trắc nước ngầm mang lại lợi ích gì?

653 Lượt xem

Nước ngầm tồn tại dưới bề mặt đất và chỉ chiếm 30% số lượng nước ngọt trên trái đất. Tuy nhiên phần lớn lượng nước ngọt mà con người sử dụng cho các hoạt động như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp thủy lợi. Vì thế có thể thấy được sự khan hiếm và cần thiết của nguồn nước này đối với con người. Trước thực trạng ô nhiễm nước ngầm như hiện nay, quan trắc nước ngầm ra đời với mục đích giúp đưa ra nhận xét về hiện trạng cũng như đưa ra những giải pháp xử lý nước ngầm bị ô nhiễm hiệu quả nhất.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng