Nghị định 53/2024/NĐ-CP: Những quy định quan trọng trong quản lý tài nguyên nước

1. Giới thiệu chung về Nghị định 53/2024/NĐ-CP 

Nghị định số 53/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 16/5/2024 nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và áp dụng cho các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghị định 53/2024/NĐ-CP là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đảm bảo an toàn nguồn nước, quản lý sử dụng nước và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. 

2. Những điểm chính trong Nghị định 53/2024/NĐ-CP 

2.1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước 

Nghị định nhấn mạnh việc thiết lập và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia nhằm hỗ trợ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước. Các thông tin bao gồm dữ liệu về chất lượng nước, số liệu quan trắc tự động liên tục, tình trạng khai thác và sử dụng nguồn nước. 

Theo quy định, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo pháp luật về tài nguyên nước và các quy định liên quan, trừ các nhiệm vụ liên quan đến an ninh, quốc phòng.  

2.2. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước 

Các hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước phải được thực hiện theo các đề án, dự án được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học và đáp ứng yêu cầu quản lý. Đặc biệt, đối với Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh là một phần quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước. Nội dung chính của quy hoạch này thường bao gồm: 

  • Tên quy hoạch: Xác định rõ tên của quy hoạch. 

  • Thời kỳ quy hoạch: Thời gian thực hiện quy hoạch, thường là từ 10 đến 20 năm. 

  • Phạm vi lập quy hoạch: Khu vực địa lý cụ thể mà quy hoạch sẽ áp dụng. 

  • Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch: Định hướng và mục tiêu cụ thể cần đạt được, cùng với các nguyên tắc cơ bản để thực hiện quy hoạch 

Đảm bảo việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường 

2.3. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh 

Nghị định 53/2024 NĐ-CP cũng quy định rõ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh điều này nhằm đảm bảo khai thác và bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững.  

Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Báo cáo này phải được lập và thẩm định đồng thời với quá trình lập và thẩm định quy hoạch  

Các lưu vực sông liên tỉnh phải lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm: 

1. Lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và vùng phụ cận. 

2. Lưu vực sông Hồng - Thái Bình và vùng phụ cận. 

3. Lưu vực sông Mã và vùng phụ cận. 

4. Lưu vực sông Cả và vùng phụ cận. 

5. Lưu vực sông Hương và vùng phụ cận. 

6. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng phụ cận. 

7. Lưu vực sông Trà Khúc và vùng phụ cận. 

8. Lưu vực sông Ba và vùng phụ cận. 

9. Lưu vực sông Kôn - Hà Thanh và vùng phụ cận. 

10. Lưu vực sông Sê San và vùng phụ cận. 

11. Lưu vực sông Srêpốk và vùng phụ cận. 

12. Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận. 

13. Lưu vực sông Cửu Long và vùng phụ cận. 

14. Lưu vực sông ven biển Quảng Ninh. 

15. Lưu vực sông ven biển Quảng Bình và Quảng Trị. 

16. Lưu vực sông ven biển Nam Trung Bộ. 

lưu vực sông Sêrepok

Lưu vực sông Sêrepok (hình ảnh tham khảo)

2.4. Hành lang bảo vệ nguồn nước 

Việc xác định phạm vi và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là một phần quan trọng của Nghị định 53/2024/NĐ-CP. Mục tiêu chính là ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái và sức khỏe con người 

Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau: 

  • Bảo vệ sự ổn định của bờ: Ngăn chặn lấn chiếm đất ven nguồn nước. 

  • Phòng, chống ô nhiễm: Ngăn ngừa các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. 

  • Bảo vệ hệ sinh thái: Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước. 

  • Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa: Tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước 

2.5. Ngưỡng khai thác nước dưới đất và vùng cấm, hạn chế khai thác 

Với mục tiêu bảo vệ nguồn nước ngầm, nghị định này cũng quy định về việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất, tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt hoặc gây ra ô nhiễm nguồn nước. 

Ngưỡng khai thác nước dưới đất được xác định dựa trên các yếu tố như đặc điểm nguồn nước, hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định ngưỡng khai thác phải đảm bảo cân bằng giữa lượng nước khai thác và lượng nước bổ cập hàng năm cho tầng chứa nước 

Đồng thời, nghị định cũng xác định các vùng cấm và hạn chế khai thác để bảo vệ tài nguyên nước bao gồm: 

  • Vùng cấm khai thác: Khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ cao về ô nhiễm nguồn nước 

  • Vùng hạn chế khai thác: Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, hoặc mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục 

2.6. Quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước và chất lượng nước 

Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định rõ về việc quan trắc và giám sát khai thác tài nguyên nước và chất lượng nước. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện quan trắc, giám sát định kỳ theo đúng quy định. 

Quan trắc khai thác tài nguyên nước bao gồm việc đo lường và ghi nhận các thông số về lượng nước khai thác, chất lượng nước, và các yếu tố môi trường liên quan. Dữ liệu quan trắc phải được báo cáo và cập nhật vào hệ thống thông tin tài nguyên nước, đảm bảo giám sát dữ liệu một cách minh bạch và kịp thời, hỗ trợ  các đơn vị nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định. 

Giám sát chất lượng nước nhằm đảm bảo nước khai thác đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn cho sử dụng. Các thông số chất lượng nước cần được kiểm tra định kỳ và báo cáo theo quy định nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả. 

2.7. Phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ 

Nghị định cũng đưa ra các biện pháp phòng, chống sạt lở nhằm bảo vệ các dòng sông, hồ chứa nước, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống gần khu vực này. Các biện pháp bao gồm: 

  • Biện pháp công trình: Xây dựng các công trình như bờ kè, đê, tường chắn để ngăn chặn sạt lở và bảo vệ bờ sông, hồ. 

  • Biện pháp phi công trình: Áp dụng các biện pháp như trồng cây xanh, tạo vùng đệm sinh thái, quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng đất ven sông, hồ. 

Việc lựa chọn biện pháp phù hợp tùy thuộc vào mức độ sạt lở và điều kiện cụ thể của từng khu vực. 

2.8. Tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông 

Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của tổ chức lưu vực sông nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước hiệu quả. 

Các tổ chức lưu vực sông có nhiệm vụ: 

  • Điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước giữa các địa phương trong lưu vực sông.  

  • Giám sát việc thực hiện các quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên nước. 

  • Thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, như sạt lở, lũ lụt. 

Việc thành lập các tổ chức lưu vực sông giúp đảm bảo quản lý tài nguyên nước một cách bền vững và hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng 

3. Ý nghĩa và tác động của Nghị định 53/2024/NĐ-CP 

Việc ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam. Nghị định được ban hành giúp: 

  • Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước. 

  • Hạn chế tình trạng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. 

  • Cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát và thực thi pháp luật về tài nguyên nước. 

  • Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về trách nhiệm bảo vệ nguồn nước. 

Có thể nói Nghị định 53/2024/NĐ-CP là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước tại Việt Nam. Việc tuân thủ các quy định trong nghị định không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần đảm bảo phát triển bền vững cho nền kinh tế và đời sống của người dân. 

📞 Liên hệ ngay với Aquaco để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể!

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn

Tham khảo một số bài viết khác:

Những Thay Đổi Quan Trọng Trong QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

CẬP NHẬT - Thông tư 10/2021-TT/BTNMT - Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

Hệ thống quan trắc nước mặt

Hệ thống quan trắc nước thải


Tin tức liên quan

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn máy phá mẫu COD - HACH
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn máy phá mẫu COD - HACH

1569 Lượt xem

Trong quá trình phân tích chất lượng nước, các chỉ tiêu nước có thể được trực tiếp tiến hành phân tích tại các thiết bị phân tích quang phổ. Nhưng cũng có những thông số cần tiến hành xử lý trước khi đưa các mẫu vào phân tích. Trong đó có thể kể đến các chỉ tiêu như COD, cần phải đưa vào các máy phá mẫu COD Hach nhằm chuẩn bị mẫu hoàn chỉnh cho quá trình phân tích tại các máy quang phổ trong các phòng thí nghiệm.

Quan trắc nước thải khu công nghiệp
Quan trắc nước thải khu công nghiệp

1190 Lượt xem

Với các khu công nghiệp có quy mô lớn, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải ra rất nhiều, đây là một thách thức lớn đối với môi trường. Vì vậy, các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường theo quy định. Để đảm bảo hệ thống XLNT hoạt động hiệu quả và nước thải đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, việc quan trắc nước thải khu công nghiệp là một phần không thể thiếu giúp kiểm soát chất lượng trước khi xả thải.

Hệ thống quan trắc nước thải tự động là gì
Hệ thống quan trắc nước thải tự động là gì

1002 Lượt xem

Theo quy định của bộ Tài Nguyên Môi Trường, nước thải phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Nhằm kiểm soát được hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh; những năm gần đây các hệ thống quan trắc nước thải đã và đang nhận được sự nhiều sự quan tâm khi có thể hỗ trợ tốt cho các hoạt động này. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm thực chất hệ thống quan trắc nước thải tự động là gì, hãy cùng Aquaco tìm hiểu nhé.

Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường nước mặt?  
Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường nước mặt?  

454 Lượt xem

Nước mặt đóng vai trò tối quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá liên tục đã khiến các vùng nước mặt quá tải, thậm chí ô nhiễm, gây tác động không nhỏ đến cuộc sống thường nhật. Việc quan trắc môi trường nước mặt sẽ giúp kiểm soát được chất lượng nước, đưa ra những cảnh báo sớm và dự trù phương hướng giải quyết khi những báo cáo quan trắc cho chúng ta thấy những thông số về nguồn nước mặt vượt ngưỡng an toàn. 

Dòng máy đo độ đục online bằng lazer TU5300 sc
Dòng máy đo độ đục online bằng lazer TU5300 sc

114 Lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc giám sát và quản lý chất lượng nước. Trong đó, kiểm soát độ đục là một trong những phương pháp nhằm bảo vệ nguồn nước. Máy đo độ đục TU5300 sc ra đời, với công nghệ lazer hiện đại mang lại giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu khắt khe trong ngành công nghiệp xử lý nước và quản lý môi trường.

Quy định quan trắc nước mặt có những điều gì cần lưu ý?
Quy định quan trắc nước mặt có những điều gì cần lưu ý?

766 Lượt xem

Nước mặt chịu nhiều tác động bởi các hoạt động của con người. Nguyên nhân đến từ việc đây là nguồn nước phục vụ cho phần lớn các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,...Ô nhiễm nước mặt gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ động thực vật dưới nước. Về lâu dài sự ô nhiễm này có tác động xấu đến sức khỏe cộng nếu không được xử lý chất lượng nước kịp thời. Vì thế việc tiến hành quan trắc vừa tuân thủ theo quy định quan trắc nước mặt, đồng thời đây cũng là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

Tần suất quan trắc môi trường nước thải
Tần suất quan trắc môi trường nước thải

1269 Lượt xem

Việc thực hiện quan trắc nước thải đã trở thành hoạt động quen thuộc với nhiều đơn vị và được tiến hành song song cùng hoạt động xử lý nước thải. Từ đó cho thấy trắc nước thải ngày càng  chiếm giữ vai trò quan trọng khi có thể cung cấp những dữ liệu cần thiết về hiện trạng nước thải cũng như góp phần đưa ra hướng xử lý phù hợp với mức độ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuy nhiên, cần phải xác định tần suất quan trắc môi trường nước thải phù hợp mới có thể mang lại kết quả chính xác nhất.

Quan trắc online là gì?
Quan trắc online là gì?

917 Lượt xem

Cuộc sống hiện đại ngày càng đặt vấn đề môi trường và hệ sinh thái lên hàng đầu. Vậy làm thế nào để biết được không gian sống quanh ta có đáp ứng đủ các yếu tố chuẩn mực về môi sinh?  Quan trắc online ra đời chính là để đáp ứng cho nhu cầu này. Vậy khi thực hiện hệ thống này cần đáp ứng những tiêu chí nào. Và làm thế nào để đảm bảo hệ thống luôn vận hành đạt chuẩn? Hãy cũng Aquaco tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả
Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả

753 Lượt xem

Clo dư là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến chất lượng nước cấp sinh hoạt. Việc hiểu rõ tác dụng của Clo trong quá trình xử lý nước, những điều nguy hại mà chúng ta có thể gặp phải khi tiếp xúc trực tiếp với lượng Clo dư này mỗi ngày và cách khắc phục khi nồng độ Clo dư vượt ngưỡng cho phép là những điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta. 

Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online
Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online

738 Lượt xem

Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm cũng như giải pháp giảm thiểu sự ô nhiễm này đang trở thành yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ không khí trong lành. Có thể thấy không khí bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau: khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông,...Vì thế để đánh giá về chất lượng không khí các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng phương án quan trắc khí thải online để đạt được kết quả chính xác một cách nhanh chóng.

Thiết bị đo màu quang phổ UV - VIS DR3900
Thiết bị đo màu quang phổ UV - VIS DR3900

4854 Lượt xem

Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học hay hàm lượng các chất có trong vật chất dựa vào nguyên lý tương tác giữa các chất với nguồn ánh sáng mà chúng tiếp xúc (tử ngoại , khả kiến, hồng ngoại)

Các chỉ tiêu cần quan tâm trong hệ thống quan trắc nước thải
Các chỉ tiêu cần quan tâm trong hệ thống quan trắc nước thải

1665 Lượt xem

Quan trắc nước thải là quá trình theo dõi, đo lường diễn ra liên tục theo tần suất phù hợp để kiểm soát nước thải đầu ra đạt chuẩn. Nước thải sau xử lý sẽ được ghi lại lưu lượng, các thông số...trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Để đảm bảo chất lượng, quan trắc nước thải cần ghi nhận được kết quả chính xác về các chỉ tiêu quan trắc nước thải phù hợp với quy định. Ngoài ra, trong quá trình quan trắc, có thể phát sinh thêm một số yêu cầu về thông số tùy vào đặc tính của nguồn nước thải.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng