10 điểm mới tại Thông tư 05/2025/TT-BTNMT và QCVN 14:2025/BTNMT về nước thải sinh hoạt và đô thị

Xã hội hiện đại và phát triển, ngày càng nhiều quy định pháp lý mới được ban hành với mục tiêu siết chặt quản lý môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Một trong những văn bản ban hành quan trọng nhất đầu năm 2025 là Thông tư 05/2025/TT-BTNMT kèm theo là QCVN 14:2025/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung. Quy chuẩn này thay thế QCVN 14:2008/BTNMT, đánh dấu sự thay đổi lớn trong quản lý và kiểm soát nguồn nước thải tại Việt Nam

Bài viết sau đây Aquaco sẽ tổng hợp 10 điểm thay đổi quan trọng cần lưu ý dành cho các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và cơ quan quản lý môi trường. Mời các bạn theo dõi:

1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh 

Khác với QCVN 14:2008/BTNMT chỉ áp dụng cho nước thải sinh hoạt, QCVN 14:2025/BTNMT được ban hành áp dụng cho cả nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung. Điều chỉnh này phản ánh được thực tiễn sự phát triển đô thị hiện đại, khi mà lượng nước thải phát sinh không chỉ đến từ các hộ gia đình mà còn đến từ các khu đô thị, khu dân cư, chung cư, tổ hợp các dịch vụ và hạ tầng dân sinh. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều đối tượng hơn phải tuân thủ theo quy chuẩn mới, bao gồm: 

  • Các hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung 

  • Ban quản lý khu dân cư, khu đô thị mới 

  • Các dự án hạ tầng kỹ thuật có thu gom nước thải sinh hoạt 

Đây là bước tiến quan trọng hướng tới quản lý môi trường nước hiệu quả, phù hợp với xu hướng đô thị hóa tại Việt Nam. 

2. Bổ sung danh mục các loại hình dịch vụ được quản lý như nước thải sinh hoạt 

Một điểm mới quan trọng khác trong QCVN 14:2025/BTNMT là việc liệt kê cụ thể các loại hình kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải được quản lý như nước thải sinh hoạt. Được quy định tại Phụ lục 1 của quy chuẩn và có tới 23 loại hình khác nhau. 

Các nhóm đối tượng điển hình bao gồm: 

  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống: khách sạn, nhà nghỉ, ký túc xá, nhà trọ, quán ăn, nhà hàng... 

  • Cơ sở y tế và chăm sóc xã hội: viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, trung tâm cai nghiện… 

  • Dịch vụ sinh hoạt cộng đồng: giặt là, massage, cắt tóc, làm đẹp, nhà tang lễ, tổ chức sự kiện… 

  • Các công trình công cộng và cơ quan: trụ sở hành chính, trường học, doanh trại, siêu thị, nhà ga, bến xe, công viên… 

Việc bổ sung và phân loại rõ ràng các cơ sở dịch vụ này giúp đơn giản hóa công tác quản lý môi trường, tránh tình trạng không thống nhất trong áp dụng quy chuẩn. Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh chủ động thực hiện quan trắc, xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn. 

3. Phân vùng xả thải chi tiết theo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận 

Tiếp theo là quy định rõ ràng và chi tiết về phân vùng xả thải. Thay vì áp dụng một ngưỡng chung như trước thì quy chuẩn mới chia thành ba vùng xả thải tương ứng với chức năng và mức độ nhạy cảm của nguồn nước tiếp nhận: 

  • Cột A: Áp dụng khi nước thải được xả vào nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc các vùng ưu tiên cải thiện chất lượng môi trường. 

  • Cột B: Áp dụng cho các nguồn tiếp nhận có mục đích quản lý, cải thiện chất lượng nước, nhưng không dùng cho cấp nước sinh hoạt. 

  • Cột C: Dành cho những trường hợp còn lại, thường là vùng nước có yêu cầu bảo vệ thấp hơn. 

Đặc biệt, trong thực tế nếu chưa xác định được rõ phân vùng xả thải, thì các cơ sở xả thải sẽ tạm thời áp dụng Cột B để đảm bảo yêu cầu quản lý môi trường tối thiểu. 

4. Quy định giới hạn các thông số xả thải theo quy mô lưu lượng 

Điểm tiếp theo được cải tiến là việc phân chia giới hạn các thông số ô nhiễm dựa trên lưu lượng xả thải. Ba mức quy định mới lần lượt là:  

  • Lưu lượng nhỏ (F ≤ 2.000 m³/ngày) 

  • Lưu lượng trung bình (2.000 < F ≤ 20.000 m³/ngày) 

  • Lưu lượng lớn (F > 20.000 m³/ngày) 

Đối với mỗi lưu lượng đi kèm là giá trị giới hạn riêng cho từng thông số ô nhiễm, bao gồm: BOD5, COD hoặc TOC, TSS, Amoni (N-NH₄⁺), Tổng Nitơ (T-N), Tổng Photpho (T-P), Coliform, dầu mỡ, sunfua, chất hoạt động bề mặt anion,… 

Việc phân chia này giúp tăng tính linh hoạt và công bằng trong quản lý môi trường, tránh tình trạng áp đặt yêu cầu giống nhau giữa cơ sở nhỏ và hệ thống quy mô lớn. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị đầu tư nâng cấp công nghệ xử lý phù hợp với quy mô hoạt động, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ hiệu quả nguồn nước tiếp nhận. 

5. Linh hoạt lựa chọn giữa TOC và COD trong đánh giá chất lượng nước thải 

Trong QCVN 14:2025/BTNMT còn đề cập đến cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn áp dụng TOC hoặc COD để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. 

Trước đây, COD là thông số phổ biến và bắt buộc trong hầu hết các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ phân tích ngày càng hiện đại, TOC được xem là một giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Việc đo TOC giúp giảm thiểu sử dụng các hóa chất nguy hiểm như kali dicromat – một chất độc hại thường dùng trong phép thử COD. 

Đây cũng là tín hiệu tích cực khuyến kích chuyển dổi công nghệ theo hướng hiện đại hóa, chính xác và an toán hơn, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường bền vững. 

6. Lộ trình chuyển tiếp rõ ràng đến hết năm 2031 

QCVN 14:2025/BTNMT ngoài cập nhật nội dung kỹ thuật, còn đưa ra lộ trình áp dụng rõ ràng, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp chủ động trong việc triển khai. 

Cụ thể là: 

  • Đối với các cơ sở đang hoạt động hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường trước thời điểm Thông tư có hiệu lực: 
    → Tiếp tục áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT đến hết ngày 31/12/2031. 

  • Từ ngày 01/01/2032 trở đi: 
    → Tất cả các cơ sở, không phân biệt thời điểm đầu tư, phải tuân thủ hoàn toàn theo QCVN 14:2025/BTNMT. 

Ngoài ra, quy chuẩn mới cũng khuyến khích các đơn vị áp dụng sớm quy định mới ngay từ khi Thông tư có hiệu lực, đặc biệt đối với những cơ sở có điều kiện kỹ thuật đáp ứng. 

7. Mở rộng phạm vi phương pháp thử nghiệm 

QCVN 14:2025/BTNMT đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng tính linh hoạt của các phương pháp thử nghiệm, giúp việc đánh giá chất lượng nước thải trở nên dễ tiếp cận và phù hợp hơn với thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp. 

Cụ thể, bên cạnh các phương pháp phân tích theo Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), quy chuẩn mới chấp nhận sử dụng nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế uy tín, bao gồm: 

  • ISO – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế 

  • ASTM – Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ 

  • USEPA – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ 

  • CEN/EN – Tiêu chuẩn châu Âu 

  • SMEWW – Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải (Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater) 

Đây là bước đi phù hợp với định hướng hội nhập quốc tế trong quản lý môi trường, giúp nâng cao năng lực giám sát, kiểm định và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý chất lượng nước thải tại Việt Nam. 

8. Siết chặt kiểm soát nước thải có đấu nối với nguồn thải công nghiệp 

Trong QCVN 14:2025/BTNMT còn yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với hệ thống xử lý nước thải đô thị hoặc khu dân cư có tiếp nhận nước thải công nghiệp. 

Cụ thể, trong trường hợp nước thải sinh hoạt hoặc đô thị được thu gom chung với nước thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì chủ đầu tư hệ thống xử lý phải: 

  • Xác định bổ sung các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải công nghiệp, 

  • Áp dụng thêm các quy định kỹ thuật tại QCVN 40:2025/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 

Mục tiêu của quy định này là để ngăn chặn tình trạng “pha loãng nước thải” nhằm làm giảm nồng độ ô nhiễm, tránh né việc xử lý đúng chuẩn. Đồng thời, đảm bảo hệ thống xử lý tập trung không trở thành nơi tiếp nhận toàn bộ gánh nặng môi trường mà không có sự kiểm soát. 

Xem thêm: QCVN 40:2025/BTNMT Về Nước Thải Công Nghiệp

9. Làm rõ trách nhiệm của chủ dự án và đơn vị xả thải 

QCVN 14:2025/BTNMT ngoài việc đặt ra các giới hạn kỹ thuật thì còn quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là chủ đầu tư các dự án và đơn vị vận hành hệ thống xả thải. 

Theo quy định mới, các chủ thể này có nghĩa vụ: 

  • Xác định rõ các thông số ô nhiễm có khả năng phát sinh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lập hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường. 
  • Bảo đảm nước thải đầu ra không vượt quá giới hạn quy định trong quy chuẩn tương ứng (Bảng 1 hoặc Bảng 2 trong QCVN 14:2025/BTNMT), tùy theo tính chất và quy mô của hệ thống xử lý. 
  • Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thẩm định, cấp phép, quan trắc định kỳ và báo cáo kết quả giám sát môi trường. Việc minh bạch thông tin và chủ động hợp tác sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vi phạm pháp luật, đồng thời nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường. 
  • Việc làm rõ vai trò và nghĩa vụ của từng bên giúp tăng cường tính trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và hỗ trợ quá trình kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng được thực hiện minh bạch, nhất quán và khoa học hơn. 

10. Tăng cường vai trò của địa phương và tích hợp quản lý trong hệ thống cấp phép môi trường 

QCVN 14:2025/BTNMT nhấn mạnh sự tham gia chủ động của địa phương trong việc thực thi và giám sát các quy định về xả thải. Cụ thể, UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ rà soát và điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù nguồn tiếp nhận nước tại từng khu vực. 

Điều này nhằm đảm bảo rằng các quy định không chỉ mang tính chất chung chung, mà còn có tính linh hoạt và sát với thực tiễn quản lý môi trường tại địa phương. 

Bên cạnh đó, các yêu cầu kiểm soát nước thải theo QCVN 14:2025/BTNMT cũng được tích hợp đồng bộ vào các thủ tục môi trường, bao gồm: 

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 

  • Giấy phép môi trường 

  • Hồ sơ đăng ký môi trường 

Việc tích hợp này giúp đơn giản hóa quy trình cấp phép, tránh chồng chéo văn bản, đồng thời đảm bảo rằng mọi thông số ô nhiễm đều được xác định rõ ràng ngay từ đầu và có cơ sở để giám sát trong suốt quá trình vận hành. 

Việc ban hành QCVN 14:2025/BTNMT kèm theo Thông tư 05/2025/TT-BTNMT đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong công tác quản lý nước thải sinh hoạt và đô thị tại Việt Nam. Với những điểm mới được đề cập ở trên – quy chuẩn này góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nước một cách toàn diện và thực chất. 

Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư và cơ quan quản lý. Việc chủ động cập nhật, đánh giá và điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy chuẩn mới là yếu tố then chốt giúp các đơn vị tuân thủ pháp luật, giảm thiểu rủi ro vi phạm và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Xem nội dung quy chuẩn tại đây:

📞 Liên hệ ngay với Aquaco để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể!

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn

Tham khảo thêm về một số nghị định, quy chuẩn và thông tư:

Nghị định 53/2024/NĐ-CP: Những quy định quan trọng trong quản lý tài nguyên nước

Những điểm mới quan trọng trong Nghị định 05/2025/NĐ-CP về bảo vệ môi trường

Xem thêm về hệ thống quan trắc nước mặt tự động


Tin tức liên quan

Tính cấp thiết của đề tài quan trắc chất lượng nước hiện nay
Tính cấp thiết của đề tài quan trắc chất lượng nước hiện nay

2941 Lượt xem

Nước giữ vai trò quan trọng đối với sự sống của con người, góp phần tạo nên sự thành công của lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thế nhưng, tài nguyên nước hiện nay lại đang chịu áp lực từ việc gia tăng dân số, công nghiệp hóa... Nhu cầu lượng nước sinh hoạt ngày càng tăng đến sự ô nhiễm từ nước thải khiến tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ thực trạng này, các nghiên cứu về đề tài quan trắc chất lượng nước trong nhiều năm trở lại đây được thực hiện thường xuyên hơn.

Vì sao cần tiến hành quan trắc nước ngầm ?
Vì sao cần tiến hành quan trắc nước ngầm ?

2090 Lượt xem

Nước ngầm cung cấp phần lớn nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Thế nhưng,mỗi năm có đến hàng ngàn người tử vong và những ca bệnh đến từ nguyên nhân sử dụng nước bị ô nhiễm. Quá trình quan trắc ở nhiều nơi cũng ghi nhận được mức độ ô nhiễm về hóa chất độc hại, kim loại nặng, chất hữu cơ...vượt ngưỡng cho phép. Vì thế để có thể ngăn chặn được sự thoái hóa chất lượng nước ngầm vì ô nhiễm cần tiến hành quan trắc nước ngầm kịp thời và có hướng xử lý nhanh chóng đối với nước ngầm ở nước ta hiện nay.

Các dòng máy quang phổ của HACH phổ biến trên thị trường hiện nay. 
Các dòng máy quang phổ của HACH phổ biến trên thị trường hiện nay. 

764 Lượt xem

Máy quang phổ là các thiết bị hoạt động dựa trên phân tích quang phổ của ánh sáng, nhằm thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng thái của những khối vật chất liên quan đến chùm ánh sáng đó.  

Đối với ngành quan trắc nước sẽ dùng riêng các dòng máy quang phổ phân tích nước, nhằm đánh giá các chỉ tiêu trong nước với độ chính xác cao. Đặc biệt là các dòng máy đo quang phổ đến từ hãng HACH, đây là một đơn vị uy tín trên thị trường được rất nhiều người sử dụng và tin dùng. 

Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc?
Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc?

4026 Lượt xem

Hệ thống quan trắc tự động thường sẽ được lắp đặt Datalogger nhằm giúp hoạt động quan trắc, đo lường dễ dàng hơn. Vậy Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc. Cùng Aquaco tham khảo qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chất lượng nước
Ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chất lượng nước

293 Lượt xem

Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng nguồn nước sạch và an toàn đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, áp lực đang ngày một gia tăng trong việc quản lý nguồn nước, vì ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, công nghệ IoT đã ra đời mang lại một giải pháp đầy hứa hẹn trong việc giám sát và quản lý tài nguyên nước.

Chương trình quan trắc nước thải là gì?
Chương trình quan trắc nước thải là gì?

1165 Lượt xem

Hệ thống quan trắc thường được lắp đặt ngay sau hệ thống xử lý nước thải và trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Điều này, giúp kiểm soát được thành phần các chất có trong nước thải đồng thời giảm thiểu được những tác động xấu đến môi trường xung quanh. Để đạt được hiệu quả xử lý tốt cần có những phương án thiết kế chương trình quan trắc nước thải đúng cách. Và trong bài viết hôm nay, Aquaco sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích cho việc xây dựng một chương trình quan trắc đạt chuẩn.

Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online
Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online

807 Lượt xem

Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm cũng như giải pháp giảm thiểu sự ô nhiễm này đang trở thành yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ không khí trong lành. Có thể thấy không khí bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau: khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông,...Vì thế để đánh giá về chất lượng không khí các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng phương án quan trắc khí thải online để đạt được kết quả chính xác một cách nhanh chóng.

Tầm quan trọng của việc quan trắc nước thải định kỳ
Tầm quan trọng của việc quan trắc nước thải định kỳ

674 Lượt xem

E-mail:
Đường dây nóng:

Hiện nay, khi trái đất dần nóng lên, quá nhiều thiên tai và dịch bệnh xảy ra thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là mối quan tâm bức thiết và được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, hoạt động quan trắc và đặc biệt là quan trắc nước thải định kỳ là quy trình cần thiết, có tác động tích cực đến môi trường, mang lại nhiều lợi ích cả về giữ gìn sinh thái và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Vậy khi nào cần tiến hành thực hiện quan trắc, hãy cùng AQUACO theo dõi bài viết dưới đây.

Các chỉ tiêu cần quan trắc trong hệ thống làm mát và nước bổ sung tại nhà máy nhiệt điện
Các chỉ tiêu cần quan trắc trong hệ thống làm mát và nước bổ sung tại nhà máy nhiệt điện

103 Lượt xem

Trong ngành công nghiệp nhiệt điện, hệ thống làm mát và nước bổ sung đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu suất vận hành và độ bền của thiết bị. Để hệ thống hoạt động ổn định và tránh các sự cố nghiêm trọng như cáu cặn, ăn mòn hoặc ô nhiễm môi trường thì việc quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước là yêu cầu cần thiết. 

Vậy các chỉ tiêu cần giám sát trong hệ thống làm mát và nước bổ sung là gì? Các thiết bị nào của HACH đáp ứng được các yêu cầu giám sát này?

Tìm mua thiết bị quan trắc nước mặt chĩnh hãng HACH uy tín ở đâu?
Tìm mua thiết bị quan trắc nước mặt chĩnh hãng HACH uy tín ở đâu?

114 Lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc xã hội đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu đã làm cho chất lượng nước mặt xảy ra biến động. Vậy nên việc quan trắc nước mặt là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe, quản lý nguồn tài nguyên nước và ứng phó với ô nhiễm. Tuy nhiên, việc tìm mua những thiết bị quan trắc nước mặt phù hợp và uy tín không phải là điều dễ dàng.

Quy trình quan trắc môi trường nước thải
Quy trình quan trắc môi trường nước thải

1629 Lượt xem

Quan trắc môi trường là giám sát các thông số trong nước thải  và đưa ra những nhận định về chất lượng nước thải. Đồng thời cung cấp những dữ liệu về sự biến động của môi trường và đề xuất hướng khắc phục ô nhiễm kịp thời. Thông qua các hệ thống quan trắc có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như khả năng làm sạch chất thải của hệ thống xử lý nước thải. Vì thế, hệ thống quan trắc thường được lắp được ngay sau hệ thống xử lý nước thải và tuân theo quy trình quan trắc môi trường nước thải.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng