Các yếu tố quan trọng trong hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt
- Thiết bị sử dụng khi quan trắc chất lượng nước mặt:
- Sau khi hoàn tất quá trình lấy mẫu, công tác vận đưa mẫu phù hợp đến phân tích tại các phòng thí nghiệm cũng cần được chú trọng. Các mẫu cần được đảm bảo không va đập, nắp đậy chắc chắn, kín và không rò rỉ mẫu cũng như nhiễm chất lạ trong suốt quá trình vận chuyển.
Kiểm soát nguồn nước thải sau xử lý có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động gây ô nhiễm của nước thải. Bên cạnh đó, công tác quan trắc giữ một vai trò quyết định trong việc xác định hiện trạng nguồn nước cũng như đưa ra hướng xử lý kịp thời. Theo quy định, các loại hình kinh doanh, sản xuất, dịch vụ…tùy thuộc vào quy mô xả thải và đặc thù kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc chất lượng nước mặt. Các hệ thống này sẽ thực hiện theo một chu kỳ nhất định tùy vào yêu cầu của từng đơn vị.
Từ nhiều khái niệm có thể thấy được rằng hoạt động quan trắc diễn ra liên tục nhằm theo dõi và phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước. Vì thế, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, khi tiến hành hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt cần chú ý các yếu tố sau:
Xác định vị trí quan trắc phù hơp:
Cùng thuộc một dòng nước nhưng không phải vị trí nước mặt nào cũng có thể được dùng để lấy mẫu phân tích. Vị trí lấy mẫu nước tác động trực tiếp đến kết quả đo lường của các thông số. Như vậy, đối với nước mặt khi quan trắc cần lựa chọn vị trí nước có tính ổn định. Đồng thời, đây cũng phải là nơi nồng độ/hàm lượng các chất hòa với nước ở chỉ số đồng nhất cao nhất.
Thiết bị sử dụng khi quan trắc chất lượng nước mặt:
- Thiết bị sử dụng trong hệ thống quan trắc nước mặt có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sai lệch của các kết quả đo. Vì thế, nhiều chuyên gia vẫn khuyên gia đưa ra lời khuyên nên lựa chọn các thiết bị đến từ một hãng sản xuất. Hoặc tối thiểu nên lựa chọn các thiết bị đo uy tín, chính hãng từ các công ty được ủy quyền từ chính hãng hiện
- Khi quan trắc chất lượng nước mặt, cần chọn dụng cụ chứa mẫu có thành miệng rộng, chất liệu bền là vật liệu trơ hóa học và có nắp đậy. Đáp ứng đủ những điều kiện này, các mẫu nước mặt sau khi được lấy sẽ được tránh được sự xuất hiện của các chất khác, đồng thời đảm bảo chất lượng mẫu nước cho bước phân tích tích tiếp đến.
Nên lấy mẫu quan trắc chất lượng nước mặt vào thời điểm nào?
Thực chất việc xác định thời gian lấy mẫu nước phụ thuộc nhiều vào đặc tính nguồn nước và các yêu cầu quan trắc riêng biệt. Việc xác định được thời gian chuẩn, giúp hệ thống quan trắc ghi nhận kết quả đo lường, phân tích sẽ chính xác hơn.
AQUACO khuyên bạn nên lựa chọn một thời điểm nhất định trong ngày. Và tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt mà có thể tiến hành số lần lấy mẫu nước phù hợp. Bên cạnh đó, chất lượng nước mặt cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: lượng mưa, hệ thống xả lũ, thủy triều…
Nên sử dụng phương pháp lấy mẫu nào khi quan trắc chất lượng nước mặt?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp lấy mẫu và tùy thuộc vào tình hình - điều kiện thực tế các kỹ sư sẽ giúp bạn xác định được phương pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo qua một số phương pháp lấy mẫu phổ biến sau:
- Phương pháp liên tục: các mẫu chứa hầu hết các thông số có trong nước mặt trong toàn bộ công đoạn lấy mẫu
- Phương pháp gián đoạn: các mẫu sẽ được lấy vào mốc thời gian được lên lịch từ trước.
- Phương pháp lấy theo diện tích: lấy mẫu ở những chiều sâu đã được xác định và được lấy ở nhiều vị trí khác nhau.
- Phương pháp lấy theo chiều sâu: các mẫu được lấy ở vị trí xác định và ở nhiều độ sâu khác nhau trong quá trình quan trắc chất lượng nước mặt.
- Phương pháp lấy mẫu tổ hợp: thường các mẫu sẽ được đo liên tục bằng các phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc...hoặc lấy kết quả từ giá trị trung bình của 3 lần đo mẫu đơn tại 3 thời điểm (sáng - trưa - chiều hoặc đầu - giữa - cuối ca) dựa vào các thiết bị đo nhanh tại hiện trường.
Vì thế, cần xác định rõ mục tiêu cũng như yêu cầu cụ thể của từng chương trình quan trắc mới có thể đưa ra các phương pháp quan trắc chất lượng nước mặt phù hợp nhất.
Làm thế nào để vận chuyển mẫu nước sau khi lấy?
Sau khi hoàn tất quá trình lấy mẫu, công tác vận đưa mẫu phù hợp đến phân tích tại các phòng thí nghiệm cũng cần được chú trọng. Các mẫu cần được đảm bảo không va đập, nắp đậy chắc chắn, kín và không rò rỉ mẫu cũng như nhiễm chất lạ trong suốt quá trình vận chuyển.
Để tránh sự sai lệch về kết quả đọc khi phân tích, các mẫu cần tránh ánh sáng trực tiếp và đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về thời gian lưu đối đa của từng mẫu.
Ngoài ra, còn rất nhiều thông tin cần lưu ý trong quá trình quan trắc chất lượng nước mặt bạn có thể tham khảo https://aquaco.vn/nuoc-mat.html.
Thông tin tham khảo thêm vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA
Địa chỉ: 171 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (028) 6276 4726
Hotline: 0768 764 726
Email: info@aquaco.vn
Xem thêm