Quy trình thực hiện phân tích Nitơ tổng thang cao

Phương pháp 10072 Test ‘N Tube™ Vials  

Persulfate Digestion Method  HR (10 đến 150 mg/L) 

Phân tích Nitơ tổng thang cao (HR) là một phương pháp được áp dụng khi cần kiểm tra nước thải có hàm lượng Nitơ tổng cao. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước thải, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, chế biến cao su và chế biến thủy sản. 

1. Phạm vi ứng dụng:  

Sử dụng để kiểm tra hàm lượng Nitơ tổng trong nước và nước thải trong các ngành công nghiệp như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, chế biến cao su và chế biến thủy - hải sản. 

2. Chuẩn bị thí nghiệm phân tích Nitơ tổng thang cao   

Bảng 1 dưới đây cho ta thấy tất cả các thiết bị có chương trình cho bài kiểm tra này. Trong bảng cũng hiển thị các yêu cầu về bộ chuyển đổi và tấm chắn ánh sáng cho các thiết bị sử dụng. 
Để sử dụng bảng, hãy chọn một công cụ, sau đó đọc qua để tìm thông tin phù hợp để áp dụng cho bài kiểm tra này. 

Instrument 

Adapters 

Light shield 

DR 6000, DR5000 

DR 3900 

LZV849 

DR 3800, DR 2800, DR 2700 

LZV646 

DR 1900 

9609900 (D’) 

DR 900 

4846400 

Cover supplied with the instrument 

Bảng 1: Thông tin cụ thể về dụng cụ cho Test ‘N Tube. 

Lưu ý:  

  • Lắp nắp thiết bị vào giá đỡ cell DR 900 trước khi nhấn ZERO hoặc READ. 

  • Đối với các dòng máy DR 3900, DR 3800, DR 2800 và DR 2700: Lắp tấm chắn ánh sáng vào ngăn chứa số 2 trước khi bắt đầu thử nghiệm này. 

  • Quá trình phá mẫu là cần thiết để xác định tổng nitơ. 

  • Các lọ phải được trộn cẩn thận để có kết quả chính xác. Bắt đầu mỗi lần đảo ngược lọ bằng cách đặt lọ ở vị trí thẳng đứng, với nắp trên cùng. Lật ngược lọ và đợi cho toàn bộ dung dịch chảy xuống nắp. Sau đó lại tiếp tục đưa lọ về vị trí thẳng đứng và đợi cho toàn bộ dung dịch chảy xuống đáy lọ. Phương pháp trộn này tương đương với một lần đảo ngược. 

  • Nếu kết quả xét nghiệm nằm ngoài phạm vi, hãy pha loãng một phần mẫu mới và lặp lại toàn bộ quy trình. Quá trình phá mẫu cũng được lặp lại để cho kết quả chính xác nhất. 

  • Sử dụng nước khử ion được cung cấp trong bộ thuốc thử hoặc nước không chứa chất hữu cơ (Cat. No.26415-49) dùng để chuẩn bị chất chuẩn và thực hiện quy trình phân tích các giải pháp tiêu chuẩn. 

  • Tia UV làm thay đổi màu của mẫu đã chuẩn bị thành màu vàng. Giữ mẫu đã chuẩn bị tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. 

  • Xem lại Bảng Dữ liệu An toàn (MSDS/SDS) để biết các hóa chất được sử dụng. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được khuyến nghị thiết bị. 

  • Loại bỏ các dung dịch đã phản ứng theo quy định của địa phương. Tham khảo Bảng dữ liệu an toàn để xử lý thông tin về thuốc thử chưa sử dụng. Tham khảo nhân viên môi trường, sức khỏe và an toàn tại cơ sở  và cơ quan quản lý địa phương để biết thêm thông tin xử lý. 

3. Quy trình thực hiện một phép phân tích Nitơ tổng thang cao (HR) bằng Phương pháp 10072 Test ‘N Tube™ Vials 

Bước 

Hướng dẫn chi tiết 

Hình minh họa 

  • Bật DRB200 lên. Gia nhiệt đến 103-106oC. 

  • Chú ý: Xem phần hướng dẫn sử dụng DRB200 để chọn chương trình nhiệt độ cài đặt sẵn phù hợp. 

  • Dùng phễu để cho 1 gói Total Nitrogen Persulfate Reagent Powder pillow vào mỗi ống nghiệm HR Total Nitrogen Hydroxide Digestion Reagent.  

  • Lau sạch miệng ống và nắp nếu vô tình có dính lại thuốc thử. 

  • Cho 0.5mL mẫu vào ống nghiệm (đây là mẫu chuẩn bị)  

  • Cho 0.5 mL nước khử ion có kèm trong bộ thuốc thử vào một ống nghiệm thứ hai (đây là ống mẫu trắng) 

  • Đậy nắp hai ống nghiệm lại. Lắc mạnh ống ít nhất 30 giây để xáo trộn hoàn toàn dung dịch bên trong.  

  • Chú ý: Persulfate có thể không hòa tan hoàn toàn sau khi xáo trộn. Điều này không ảnh hưởng đến độ chính xác 

  • Đặt ống nghiệm vào bếp gia nhiệt. Nung trong 30 phút. 

  • Dùng bao tay chống nhiệt để lấy ống nghiệm ra khỏi bếp nung.  

  • Làm mát đến nhiệt độ phòng. 

  • Nhấn Hach Programs. Chọn chương trình 395 N, Total HR TNT. Nhấn Start 

  • Lấy nắp ra khỏi ống đã nguội và cho một gói Total Nitrogen (TN) reagent A powder pillow vào mỗi ống. 

  • Đậy nắp lại và lắc đều trong 15 giây. 

10 

  • Nhấn biểu tượng đồng hồ đếm thời gian. Nhấn OK.  

  • Đợi cho phản ứng xảy ra trong 3 phút. 

11 

  • Sau khi có tiếng bíp báo hết thời gian, tháo nắp và cho vào mỗi ống 1 gói TN Reagent B Powder Pillow 

12 

  • Đậy nắp lại và lắc trong 15 giây.  

  • Chú ý: thuốc thử sẽ không tan hết. Điều này không gây ảnh hưởng đến độ chính xác  

  • Dung dịch sẽ biến thành màu vàng. 

13 

  • Nhấn biêu tượng đồng hồ. Chọn OK. Hai phút phản ứng bắt đầu. 

14 

  • Sau khi có tiếng bíp, mở nắp hai ống nghiệm TN Reagent C và cho 2mL mẫu đã xử lý vào ống thứ nhất và 2 mL mẫu trắng vào ống TN Reagent C. 

15 

  • Đậy nắp hai ống lại và đảo ống 10 lần.  

  • Đảo ống từ từ để phân tán dung dịch bên trong hoàn toàn.  

  • Ống sẽ trở nên nóng khi chạm vào. 

16 

  • Nhấn chọn biểu tượng đồng hồ. Chọn OK.  

  • Để cho phản ứng xảy ra trong 5 phút.  

  • Dung dịch sẽ có màu vàng đậm. 

17 

  • Lau sạch bên ngoài ống chứa mẫu trắng rồi đặt vào trong buồng đo. 

18 

  • Nhấn ZERO.  

  • Màn hình hiển thị 0 mg/L N 

19 

  • Lau sạch bên ngoài ống chứa mẫu và đặt vào buồng đo  

20 

  • Nhấn READ. 

  • Kết quả trên màn hình hiển thị mg/L N 

4. Lưu ý về mẫu trắng trong phép so màu 

  • Mẫu trắng thuốc thử có thể dùng lặp lại trong phân tích Nitơ tổng thang cao là thuốc thử có cùng lô hàng.  
  • Lưu mẫu trắng thuốc thử trong bóng tối ở nhiệt độ phòng (18-25 độ C) tối đa trong 7 ngày).  
  • Nếu có một ít bông cặn trắng xuất hiện trước khi đủ một tuần thì phải bỏ mẫu trắng này và chuẩn bị mẫu trắng mới. 

Xem ngay: thuốc thử dùng để phân tích nitơ tổng thang cao (HR) trong thí nghiệm

5. Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và lưu trữ trong phân tích nitơ tổng thang cao 

  • Lấy mẫu và lưu trữ trong chai nhựa hoặc thủy tinh sạch. Để có kết quả đo nitơ tổng thang cao tốt nhất thì phải phân tích mẫu tức thì.  
  • Để bảo quản mẫu cần điều chỉnh pH xuống 2 hay thấp hơn bằng axit nitric đậm đặc (khoảng 2 mL/L) Sulfuric Acid (Cat. No. 979-49). Để ở nhiệt độ 4oC hoặc thấp hơn.  
  • Mẫu chỉ bảo quản được tối đa trong 28 ngày. Trước khi tiến hành phân tích, làm ấm mẫu trở lại ở  nhiệt độ phòng và trung hòa mẫu trở lại bằng 5.0 N Ammonium Hydroxide (Cat. No. 2450-26). Điều chỉnh kết quả theo thể tích cho vào thêm.  

6. Hiệu quả phương pháp 10072 dùng để đo nitơ tổng thang cao 

Độ chính xác: 

Dung dịch chuẩn: 100.0 mg/L NH3–N 

 

 

Độ nhạy: 

 

 

7. Tóm tắt phương pháp phân tích Nitơ tổng thang cao 

Sự phá mẫu bằng kiềm persulfate chuyển đổi tất cả các dạng nitơ thành nitrat. Natri metabisulfite được cho vào sau khi phá mẫu để hạn chế các ảnh hưởng của halogen oxide. Nitrate sau đó phản ứng với axit chromotropic dưới điều kiện axit mạnh để tạo thành phức màu vàng có sự hấp thụ ánh sáng cao nhất ở bước sóng 410 nm. 

Phân tích Nitơ tổng theo thang cao (HR) bằng Phương pháp 10072 Test ‘N Tube™ Vials doanh nghiệp có thể tự thực hiện nếu có dụng cụ test đầy đủ. Tuy nhiên, để kết quả test Nitơ tổng được chính xác, đòi hỏi kỹ thuật phụ trách phải am hiểu về phương pháp và thao tác đúng. 

Trong trường hợp quý khách hàng cần hỗ trợ hoặc tư vấn về các phương pháp đo Nitơ tổng thang cao. Hãy liên hệ ngay cho công ty Aquaco qua website: https://aquaco.vn hoặc hotline: 0909 246 726 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất! 

 

Thông tin chi tiết về AQUACO xin vui lòng liên hệ:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM  

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội  

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 


Tin tức liên quan

Thiết bị quang phổ khả kiến DR6000
Thiết bị quang phổ khả kiến DR6000

624 Lượt xem

Vấn đề nước thải nhiều năm trở lại đây trở thành vấn đề cấp bách khi mức độ gia tăng dân số ngày càng tăng nhanh. Sự ô nhiễm nguồn nước đang sử dụng cũng như nước thải thuộc về ý thức bảo vệ và cải tạo chất lượng nước của mỗi cá nhân.

Tần suất quan trắc môi trường nước thải
Tần suất quan trắc môi trường nước thải

1376 Lượt xem

Việc thực hiện quan trắc nước thải đã trở thành hoạt động quen thuộc với nhiều đơn vị và được tiến hành song song cùng hoạt động xử lý nước thải. Từ đó cho thấy trắc nước thải ngày càng  chiếm giữ vai trò quan trọng khi có thể cung cấp những dữ liệu cần thiết về hiện trạng nước thải cũng như góp phần đưa ra hướng xử lý phù hợp với mức độ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Tuy nhiên, cần phải xác định tần suất quan trắc môi trường nước thải phù hợp mới có thể mang lại kết quả chính xác nhất.

Chỉ tiêu tổng lượng Cacbon hữu cơ TOC trong nước thải
Chỉ tiêu tổng lượng Cacbon hữu cơ TOC trong nước thải

371 Lượt xem

Trong bối cảnh ô nhiễm nguồn nước đang dần trở thành vấn đề nan giải, việc đánh giá chất lượng nước và theo dõi những chỉ tiêu quan trọng đóng vai trò then chốt trong công tác quản lý môi trường. Một trong những chỉ tiêu đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước là TOC (Total Organic Carbon – Tổng lượng Cacbon hữu cơ). Dù được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực phân tích nước thải, nhưng TOC vẫn còn nhiều khía cạnh cần được hiểu rõ hơn.

Thiết kế chương trình quan trắc nước mặt
Thiết kế chương trình quan trắc nước mặt

2763 Lượt xem

Trước thực trạng nước mặt đang suy thoái về chất lượng và cạn kiệt thì việc thực hiện các công tác bảo vệ nguồn nước mặt được chú trọng hơn bao giờ hết. Có thể thấy được những chuyển biến rõ rệt từ công tác xử lý nước mặt bị ô nhiễm cũng như quan trắc chất lượng nước mặt. Đồng thời các hoạt động này trở thành yêu cầu bắt buộc đối với một số doanh nghiệp. Và để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt, việc lên kế hoạch và thiết kế chương trình quan trắc nước mặt ngày càng được cải thiện hơn.

Máy quang phổ HACH: Giải Pháp Tối Ưu Đo Lường Chất Lượng Nước. 
Máy quang phổ HACH: Giải Pháp Tối Ưu Đo Lường Chất Lượng Nước. 

378 Lượt xem

Từ xưa đến nay, nước luôn được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của chúng ta và việc bảo vệ nguồn nước luôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Hach là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực phân tích chất lượng nước, đã mang đến cho chúng ta một giải pháp máy quang phổ phân tích chất lượng nước. Với công nghệ tiên tiến và tính năng vượt trội, máy quang phổ đã mang lại rất nhiều lợi ích.

Theo quy định tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý?
Theo quy định tần suất quan trắc nước thải bao nhiêu là hợp lý?

1171 Lượt xem

Quan trắc nước thải là hoạt động có tính chất thường xuyên và đem lại kết quả lâu dài vì thế cần có sự chuẩn bị chu đáo từ tất cả các giai đoạn. Sự đầu tư này cần được tính toán hợp lý nhằm mang lại lợi ích sử dụng cao nhất và tiết kiệm được chi phí về nhân sự, chi phí. Hiện nay, theo các quy định tần suất quan trắc nước thải tùy thuộc vào các yếu tố đặc trưng từng ngành sẽ có số lần thực hiện quan trắc khác nhau. Hãy cùng Aquaco tham khảo để có thể xác định được tần suất đúng theo quy định nhé.

Ưu và nhược điểm của hệ thống quan trắc nước thải tự động
Ưu và nhược điểm của hệ thống quan trắc nước thải tự động

669 Lượt xem

Hệ thống quan trắc nước thải tự động là một công cụ hữu ích trong việc giám sát chất lượng nước thải, giúp các cơ quan quản lý và doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm của môi trường. Tuy nhiên, như mọi công nghệ khác, hệ thống này cũng có những ưu và nhược điểm. Hãy cùng Aquaco tìm hiểu về những ưu và nhược điểm này qua bài viết dưới đây! 

So sánh TOC và COD: Điểm khác biệt, mối quan hệ và ứng dụng trong phân tích nước
So sánh TOC và COD: Điểm khác biệt, mối quan hệ và ứng dụng trong phân tích nước

152 Lượt xem

Trong lĩnh vực phân tích chất lượng nước, đặc biệt là nước thải, TOC và COD là hai chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước. Mặc dù cả hai đều liên quan đến hàm lượng chất hữu cơ nhưng hai chỉ tiêu này cũng có những điểm khác biệt cơ bản về bản chất đo lường và phương pháp phân tích. 

BOD5 là gì? Các Ngành Công Nghiệp Cần Kiểm Soát Chặt Chẽ Chỉ Tiêu BOD5
BOD5 là gì? Các Ngành Công Nghiệp Cần Kiểm Soát Chặt Chẽ Chỉ Tiêu BOD5

223 Lượt xem

Ô nhiễm nước thải đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong số các chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, BOD5 nổi bật như một thước đo quan trọng để xác định mức độ ô nhiễm hữu cơ. Việc kiểm soát BOD5 không chỉ là trách nhiệm bảo vệ môi trường mà còn là yêu cầu pháp lý đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hệ thống quan trắc nước ngầm là gì?  
Hệ thống quan trắc nước ngầm là gì?  

482 Lượt xem

Quan trắc nước ngầm được thực hiện đồng loạt trong nhiều tầng nước hoặc một tầng cụ thể. Nhờ quá trình này hoạt động điều tiết và cảnh báo tình trạng ngập, sụt lún diễn ra hiệu quả hơn. Một hệ thống quan trắc nước ngầm cơ bản cần xây dựng hệ thống giếng quan trắc. Cùng sự bố trí các ống lọc, thiết bị quan trắc các thông số quan trắc được cập nhật nhanh chóng, chính xác theo quy định của bộ TN-MT. Và để đạt hiệu quả trong quá trình quan trắc mời bạn cùng AQUACO tham khảo nội dung bài viết sau. 

Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023
Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023

502 Lượt xem

AQUACO Hân hạnh là nhà đồng tài trợ cho Giải bóng đá Mini Nam 2023, Kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam 10/05/2018 - 10/05/2023.

Quan trắc nước thải khu công nghiệp
Quan trắc nước thải khu công nghiệp

1404 Lượt xem

Với các khu công nghiệp có quy mô lớn, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải ra rất nhiều, đây là một thách thức lớn đối với môi trường. Vì vậy, các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường theo quy định. Để đảm bảo hệ thống XLNT hoạt động hiệu quả và nước thải đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, việc quan trắc nước thải khu công nghiệp là một phần không thể thiếu giúp kiểm soát chất lượng trước khi xả thải.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng