Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục 

Để đáp ứng yêu cầu pháp luật thì các thiết bị quan trắc cần được kiểm định và hiệu chuẩn, Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết này để biết được và hiểu được các thông tin, khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị. Các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục.

1. Khái niệm kiểm định và hiệu chuẩn 

1.1. Kiểm định là gì? 

Kiểm định (Verification) là quá trình xác định và đánh giá độ chính xác của thiết bị đo lường so với các tiêu chuẩn đã được quy định. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng thiết bị đo lường hoạt động đúng theo các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý và không xảy ra sai số. Bao gồm kiểm định ban đầu trước khi đưa thiết bị vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau mỗi quá trình sửa chữa thiết bị.    

1.2. Hiệu chuẩn là gì? 

Hiệu chuẩn (Calibration) là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo được của thiết bị đo lường và giá trị chuẩn. Hiệu chuẩn giúp xác định được sai số của thiết bị và tiến hành điều chỉnh để đảm bảo độ chính xác trong suốt quá trình đo lường. 

2. Tầm quan trọng của việc kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường 

Việc kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và độ đáng tin cậy của các kết quả đo lường. Việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến sai số đo lường. 

3.  Quy trình kiểm định thiết bị đo lường 

Quy trình kiểm định thiết bị đo lường thường bao gồm các bước sau: 

B1: Chuẩn bị thiết bị và môi trường kiểm định: Đảm bảo thiết bị và môi trường kiểm định đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. 

B2: Thực hiện kiểm định: So sánh kết quả đo của thiết bị với giá trị của chất chuẩn và ghi nhận sai số (nếu có). 

B3: Đánh giá kết quả kiểm định: Xác định xem thiết bị có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý hay không.  

  • Kết quả đo nằm trong khoảng sai số cho phép thì đạt yêu cầu.  

  • Nếu kết quả đo lại không đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định đề nghị người sử dụng thiết bị phải sửa chữa/hiệu chuẩn thiết bị để kiểm định lại 

B4: Cấp giấy chứng nhận kiểm định: Nếu thiết bị đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đánh giá và cấp phép ủy quyền. 

4.  Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường 

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường thường bao gồm các bước sau: 

B1: Chuẩn bị thiết bị và môi trường hiệu chuẩn: Đảm bảo thiết bị và môi trường hiệu chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. 

B2: Thực hiện hiệu chuẩn: So sánh kết quả đo của thiết bị với giá trị chuẩn và ghi nhận sai số. 

B3: Điều chỉnh thiết bị: Nếu cần, điều chỉnh thiết bị để giảm thiểu sai số. 

B4: Đánh giá kết quả hiệu chuẩn: Xác định xem thiết bị có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý hay không. 

B5: Cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn: Nếu thiết bị đạt yêu cầu, cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn. 

5. Quy định pháp luật đối với các thiết bị quan trắc nước tự động liên tục 

Theo thông tư 23:2013/TT-BKHCN “Quy định về đo lường với các phương tiện đo nhóm 2” và Thông tư 07/2019/TT-BKHCN “Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN”  thì các thiết bị quan trắc nước tự động, liên tục sau đây phải được thực hiện kiểm định: 

  • Thiết bị đo lưu lượng 

  • Tổng chất rắn hòa tan trong nước  

Trong quy trình của việc kiểm định và hiệu chuẩn, việc cấp giấy chứng nhận kiểm định là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, còn đối với giấy chứng nhận hiệu chuẩn có thể được cấp hoặc không, không mang tính bắt buộc.   

Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất bằng chất chuẩn, tối thiểu là 1 tháng/ lần. Phải tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo khi có sự sai lệnh ≥ 10% khi so sánh giá trị đo được trên thiết bị đo so với giá trị nồng độ của dung dịch chuẩn. Đối với sự sai lệch <10%, khuyến khích kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo. Quá trình kiểm tra thiết bị bằng chất chuẩn và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phải được ghi lại trong nhật ký vận hành hệ thống. 

Khuyến khích kiểm tra định kỳ thông qua việc đối chứng với kết quả quan trắc các thông số trong chương trình quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở (nếu có); 

Hoạt động bảo trì sửa chữa, thay thế linh phụ kiện phải được đơn vị vận hành hệ thống lập kế hoạch và được quy định chi tiết trong quy trình vận hành chuẩn (SOP). 

6. So sánh Kiểm định và hiệu chuẩn:   

Nội dung 

Kiểm định 

Hiệu chuẩn 

Giống nhau 

Đều là so sánh các thiết bị đo với chất chuẩn để đánh giá mức độ sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác. 

Tính bắt buộc theo pháp luật 

Phải tuân thủ theo quy định, quy trình và thời hạn kiểm định. Mang tính chất pháp lý bắt buộc. 

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Không mang tính bắt buộc. 

Kết quả thực hiện 

Khi kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và tem kiểm định. 

Cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn 

Quy trình thực hiện 

Do Bộ KHCN ban hành 

Do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP 

Thời hạn 

Được thực hiện định kì theo Thông tư của BKHCN 

Thời hạn từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. 

Thực hiện khi có nhu cầu 

Thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị thông thường là 12 tháng. 

Vai trò 

Xác định, xem xét về yêu cầu pháp lý giữa thiết bị đo và các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể. 

Đảm bảo sự hiển thị số đo của một thiết bị đo phù hợp với các phép đo khác 

Xác định độ không đảm bảo đo của thiết bị đo. 

Thiết lập sự tin cậy của thiết bị đo. 

 

Mặc dù kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc là hai hoạt động riêng biệt, song cả hai đều trở thành nội dung quy định chính trong thông tư số 24:2017/TT-BTNMT và thông tư 06/2017/TT-BKHCN. 

Đặc biệt đối với các nội dung về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo cho trạm quan trắc nước tự động liên tục được quy định rất rõ ràng trong thông tư 06/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa Học Công Nghệ. 

Trên đây là các khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường. Bên cạnh đó còn có các quy trình và quy định pháp luật liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ thiết bị quan trắc tự động liên tục.  

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục. Các doanh nghiệp và tổ chức sẽ luôn tuần thủ các quy định của pháp luật giúp các thiết bị luôn ổn định, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu các rủi ro và chi phí do sai số góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của mỗi người. 

Thông tin về AQUACO có thể xem thêm tại: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm

1. Hệ thống quan trắc nước thải

2. Hệ thống quan trắc nước mặt

3. Hệ thống quan trắc nước cấp

4. Hệ thống quan trắc nước ngầm


Tin tức liên quan

Làm sao quan trắc chất lượng nước mặt hiệu quả?
Làm sao quan trắc chất lượng nước mặt hiệu quả?

569 Lượt xem

Thủy lợi giữ nhiều vai trò trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn nước này đúng cách và kiểm soát mức độ ô nhiễm là một trong những giải pháp hữu hiệu để giữ gìn nguồn tài nguyên này. Hiện nay, hoạt động này được thể hiện ra qua việc quan trắc chất lượng nước mặt được áp dụng tại các môi trường sông, hồ với sự hỗ trợ của các chuyên gia về môi trường cùng các thiết bị quan trắc hiện đại. Quan trắc còn giúp đưa ra những cảnh báo kịp thời đối với diễn biến về chất lượng nước mặt.

Que thử chất lượng nước 5 trong 1 - đơn giản, nhanh chóng 
Que thử chất lượng nước 5 trong 1 - đơn giản, nhanh chóng 

513 Lượt xem

Đáp ứng nhu cầu kiểm tra nhanh chóng mức độ ô nhiễm nước, tiết kiệm chi phí, HACH mang đến sản phẩm que thử 5 trong 1. Kết quả được ghi nhận thông qua sự biến đổi màu sắc, so sánh ngay lập tức với dãy màu in trên hộp đựng. 

Tìm hiểu về các thiết bị quan trắc
Tìm hiểu về các thiết bị quan trắc

503 Lượt xem

Hiện nay, trước nhu cầu lắp đặt ngày càng nhiều các trạm quan trắc, có rất nhiều các công ty cung cấp các dịch vụ quan trắc với giá thành cạnh tranh. Trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu sơ qua một vài thiết bị quan trắc cơ bản để quý khách hàng hiểu rõ và chọn lựa được cho mình nơi cung cấp thiết bị quan trắc chính hãng, có bảo hành và bảo trì định kỳ, uy tín. 

Ultra Low Range CL17sc - Thiết bị đo Clo dư ngưỡng cực thấp bằng phương pháp so màu
Ultra Low Range CL17sc - Thiết bị đo Clo dư ngưỡng cực thấp bằng phương pháp so màu

118 Lượt xem

Bạn có bao giờ tự hỏi liệu quy trình xử lý nước của mình đã thực sự đạt hiệu quả tối ưu? Clo dư là một yếu tố quan trọng trong quá trình khử trùng nước, nếu hàm lượng Clo không được kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ gây thiệt hại cho các thiết bị và ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra. Ultra Low Range Cl17sc (ULR Cl17sc) ra đời và trở thành một giải pháp đột phá, đảm bảo độ chính xác, kiểm soát tốt lượng Clo dư ở ngưỡng cực thấp giúp quy trình được tối ưu và đạt hiệu quả vận hành.

Lắp trạm quan trắc nước thải như thế nào mới đúng quy định?
Lắp trạm quan trắc nước thải như thế nào mới đúng quy định?

715 Lượt xem

Sau khi đi vào hoạt động các trạm quan trắc giữ vai trò theo dõi thường xuyên các thành phần đang có trong nước thải sau xử lý. Với tính chất hoạt động liên tục với tần suất khác nhau, các trạm quan trắc cần đảm bảo hoạt động ổn định, môi trường an toàn và được lắp đặt theo đúng quy chuẩn hiện hành. Vậy quy định về lắp trạm quan trắc nước thải gồm có những vấn đề nào. Hãy cùng Aquaco theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Thiết bị đo Clo dư online Cl17SC
Thiết bị đo Clo dư online Cl17SC

577 Lượt xem

Bạn cần phân tích Clo dư theo thời gian thực với độ tin cậy để tối ưu hóa quy trình khử trùng hoặc để quan trắc lượng Clo dư đầu ra? Bạn đang tìm kiếm một giải pháp đáng tin cậy với bất kì điều kiện mẫu nào? Bạn tốn quá nhiều thời gian để khắc phục sự cố với máy phân tích Clo hiện tại của mình không? 

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào trên đây thì hãy cùng Aquaco khám phá thông tin từ bài viết này để biết được giải pháp mà thiết bị đo clo dư online CL17SC mang lại liệu có thật sự tối ưu? 

Quan trắc nước thải khu công nghiệp
Quan trắc nước thải khu công nghiệp

1158 Lượt xem

Với các khu công nghiệp có quy mô lớn, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải ra rất nhiều, đây là một thách thức lớn đối với môi trường. Vì vậy, các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường theo quy định. Để đảm bảo hệ thống XLNT hoạt động hiệu quả và nước thải đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, việc quan trắc nước thải khu công nghiệp là một phần không thể thiếu giúp kiểm soát chất lượng trước khi xả thải.

Sự khác biệt giữa NTU, FNU, FTU, FAU và JTU trong đo độ đục nước là gì?
Sự khác biệt giữa NTU, FNU, FTU, FAU và JTU trong đo độ đục nước là gì?

1206 Lượt xem

Trong lĩnh vực phân tích nước, việc đo lường độ đục giúp xác định các vấn đề liên quan đến ô nhiễm và kiểm soát chất lượng nước. Để đo độ đục, nhiều đơn vị đo lường khác nhau đã được phát triển, trong đó có NTU, FNU, FTU, FAU và JTU. Mỗi đơn vị đo lường này đều có phương pháp đo và ứng dụng riêng. Hãy cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về các đơn vị đo lường này và phân tích những ưu - nhược điểm của từng đơn vị đo. 

Làm sao quan trắc chất lượng nước đúng cách?
Làm sao quan trắc chất lượng nước đúng cách?

669 Lượt xem

Thực hiện quan trắc là hoạt động đo đạc thường xuyên về các tính chất vật lý, hóa học,...với các chỉ tiêu cùng tần suất thời gian đã được xác định từ trước. Quan trắc cần đảm bảo tính chính xác và đứa ra được những đánh giá tin cậy về hiện trạng môi trường tại thời điểm được quan trắc. Quan trắc chất lượng nước còn làm hoạt động thực thi theo đúng pháp luật về bảo vệ môi trường. Vậy làm như thế nào để có thế đạt được hiệu quả cao khi quan trắc, hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết dưới đây.

Tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì? Sự khác biệt giữa TSS và TDS
Tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì? Sự khác biệt giữa TSS và TDS

915 Lượt xem

Cùng Aquaco tìm hiểu khái niệm tổng chất rắn lơ lửng TSS và tổng lượng chất rắn hòa tan TDS. Phân biệt sự khác biệt giữa TSS và TDS. Tìm hiểu lý do tại sao chúng ta cần đo lường chỉ tiêu TSS trong nước thải.

Dòng máy đo độ đục online bằng lazer TU5300 sc
Dòng máy đo độ đục online bằng lazer TU5300 sc

105 Lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc giám sát và quản lý chất lượng nước. Trong đó, kiểm soát độ đục là một trong những phương pháp nhằm bảo vệ nguồn nước. Máy đo độ đục TU5300 sc ra đời, với công nghệ lazer hiện đại mang lại giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu khắt khe trong ngành công nghiệp xử lý nước và quản lý môi trường.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng